Tổ đỉa có lây không, có tự khỏi không? đang trở thành vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người bệnh. Thấu hiểu được điều đó, nên bài viết sau đây Vabuta sẽ giải đáp một cách chi tiết những thắc mắc về bệnh tổ đỉa nhằm giúp mọi người có thêm kiến thức hữu ích để có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Được tham vấn sức khoẻ bsĩ Nguyễn Thịnh được trả lời ngay bài dưới.
Nội Dung Bài Viết
Bệnh tổ đỉa là bệnh như thế nào?
Bệnh tổ đỉa có tên gọi khác là bệnh chàm tổ đỉa và có tên khoa học là Dysidrose, đây là một thể đặc biệt của chàm eczema. Bệnh do tác nhân vi khuẩn hoặc nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da. Mọi đối tượng người bệnh nam nữ, già trẻ đều có thể mắc phải căn bệnh tổ đỉa này.
Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện của một số các loại mụn nước li ti, chúng có thể mọc thành chùm hoặc cũng có thể mọc rải rác khiến cho bề mặt da của người bệnh trở nên sần sùi. Các mụn nước này có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 1-2mm và chúng mọc chủ yếu ở bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay, mu bàn tay, bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân và mọc cả tại vị trí đầu.
Bệnh tổ đỉa là tình trạng bề mặt da bị nhiễm 1 loại nấm ngoài da làm nổi mụn nước
Những mụn nước tổ đỉa thường cứng, da sừng phía trên sần sùi, thô ráp và rất khó vỡ. Mụn nước do bệnh tổ đỉa sẽ không tự vỡ và cũng không tự xẹp, mà chúng chỉ khô lại, sau đó da sẽ bắt đầu quá trình bong tróc và để lại một lớp da màu hồng bên dưới. Thêm đó, những mụn tổ đỉa còn gây ngứa ngáy, có cảm giác bỏng rát khó chịu cho người bệnh.
Bệnh tổ đỉa tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến tính mạng người bệnh, nhưng phần nào đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh ngại ngần trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Tổ đỉa nếu điều trị bệnh không đúng cách, bệnh thường “bu bám” dai dẳng và dễ tái phát.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Để trả lời cho vấn đề tổ đỉa có lây không các bác sĩ đầu ngành tại Vabuta cho biết, Tổ đỉa là bệnh KHÔNG có khả năng lây nhiễm từ người sang người, nên mọi người bệnh hãy yên tâm. Tuy nhiên, bệnh lại có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cùng một cơ thể người.
Vì bệnh xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như: Do di truyền, tiếp xúc với những loại hóa chất môi trường bị ô nhiễm, vệ sinh thân thể kém để nhiễm khuẩn, do cơ địa người bệnh, do tác dụng phụ của một số những loại thuốc… chứ không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Vì thế, tổ đỉa không có tính lây truyền.
Bệnh tổ đỉa có lây không và thường lây qua đường nào?
Vậy bệnh tổ đỉa có di truyền không?
Rất nhiều thông tin cho thấy về vấn đề bệnh tổ đỉa bắt nguồn từ tiền sử phía gia đình của bệnh nhân hoặc thế hệ F1 có tiền sử về bệnh chàm như là viêm da cơ địa hãy tiếp xúc viêm da , chúng ta có thể thấy bệnh tổ đỉa có thể di truyền từ mẹ sang con .
Nhưng một điều có thể thấy thế này di truyển không phải là yếu tố di nhất để phát bệnh mà nó còn ảnh hưởng bởi bạn bị căng thẳng, nhiễm trùng vùng da , vận động hay ra mồ hôi nhiểu, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất sẽ là vấn đề để bệnh bùng phát lên cho bạn .
Tác động bởi yếu tố môi trường:
những tác nhân như: Dị ứng thời tiết, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, côn trùng có nọc độc đốt, mủ nhựa thực vật, phấn hoa,…Có nguy cơ gây kích ứng cao, lúc đi vào cơ thể sẽ xảy ra miễn dịch khiến cho bùng phát những triệu chứng bệnh tổ đỉa.
Yếu tố bên trong:
lúc bị rối loạn miễn dịch, các rối loạn của hệ thần kinh, bệnh tự miễn,..Sẽ dẫn tới bệnh tổ đỉa. Vì những yếu tố này thuộc tinh chất được quy định trong bộ mã gen. Bởi thế, có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
Từ đấy, có thể giải đáp bệnh tổ đỉa có khả năng di truyền. Cụ thể nếu gia đình có ba hoặc mẹ bị bệnh lý này thì nguy cơ con cái dễ phát bệnh rất cao vì mang gen nhiễm bệnh. Đối với hiện tượng yếu tố di truyền có sẵn, lúc tiếp xúc với một số dị nguyên dẫn đến bệnh ngoài môi trường sẽ khiến cho tăng nguy cơ bùng phát những biểu hiện của bệnh tổ đỉa.
Yếu tố di truyền là một trong một số lý do gây bệnh tổ đỉa, một số tác nhân bên ngoài môi trường sẽ làm cho bệnh tái đi tái lại rất nhiều lần trở thành bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng đến làn da cũng như thẩm mỹ.
tùy thuộc vào các nguyên do khởi phát bệnh, giúp bạn có thể loại bỏ các yếu tố thuận lợi của bệnh, từ đó có khả năng dễ dàng kiểm soát trường hợp bệnh. Đồng thời, phòng tránh các đợt bệnh bùng phát, bội nhiễm, phát sinh các bệnh bên ngoài da khác,…
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không ?
Đối với thắc mắc bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? bác sĩ cũng xin trả lời, bệnh KHÔNG có khả năng tự khỏi. Khi người bệnh nhận thấy những nốt mụn tự teo lại và khô đi nên nghỉ bệnh đã tự khỏi. Nhưng thực tế, nó đang tích mầm bệnh ẩn chuyển sang giai đoạn mãn tính và tăng khả năng lây lan đến những vị trí bệnh khác trên cơ thể
Thế nên, để điều trị đạt hiệu quả cao, dứt điểm hoàn toàn cần phải được điều trị bệnh sớm, đúng cách, đúng liệu trình. Vậy nên, các bác sĩ đầu ngành khuyến cáo người bệnh, ngay khi nhận thấy vùng da ở tay, chân có dấu hiệu nổi mụn nước nên có cách điều trị bệnh hiệu quả ngay. Nếu không bệnh sẽ chuyển sang mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Đồng thời, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng khác cho bề mặt da như để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không và làm sao để trị dứt điểm
Cách tốt nhất để điều trị là người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Chia sẻ những cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả
Hiện nay, có nhiều cách chữa tổ đỉa mang lại hiệu quả cao như: điều trị bằng tây y, dân gian, đông y. Tùy vào từng tình trạng, mức độ bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất. mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm của nó bạn hãy lựa chọn thật kỹ để tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho mình nha!
Điều trị tổ đỉa bằng tây y
Bệnh tổ đỉa khi mới khởi phát, sẽ được điều trị hiệu quả bằng phương pháp nội khoa với 2 loại thuốc uống và thuốc bôi. Những loại thuốc đều có tác dụng điều trị, ngăn chặn và gây ức chế triệu chứng bệnh, giúp bệnh đạt hiệu quả nhanh sau thời gian ngắn điều trị.
Ưu điểm của việc điều trị tổ đỉa bằng thuốc tây là hiệu quả nhanh chỉ trong 2-3 tuần
Những loại thuốc tây đặc trị bệnh tổ đỉa như: Thuốc Flucinar, thuốc Tempovate, thuốc Dermovate, thuốc Silkron (còn gọi thuốc 7 màu)… khi dùng thuốc cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian tại nhà
Một số mẹo dân gian sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên cũng mang lại tác dụng chữa tổ đỉa hiệu quả bạn có thể xem 3 cách mà chúng tôi liệt kệ phía dưới để có thể tìm ra cách để trị an toàn bệnh của bạn Cụ thể:
- Chữa tổ đỉa bằng muối hột và rau răm.
- Chữa tổ đỉa bằng lá lốt và bồ kết.
- Chữa tổ đỉa bằng tỏi.
Bên dưới Vabuta sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp để điều trị bệnh tổ đỉa cho mình, cũng như phải chuẩn bị như thế nào, tần suất sử dụng ra sao để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn cho bạn, mời bạn xem chi tiết bên dưới.
1. Chữa tổ đỉa bằng Muối Hột và Rau Răm:
Liệu kết hợp chữa tổ đỉa bằng muối hột và rau răm như thế này có hiệu quả không? Muối hột thường chưa được tinh chế, nên còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, do đó hỗ trợ sát khuẩn, diệt trùng và nấm tổ đỉa rất tốt. Bên cạnh đó rau răm có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy, chống sưng tấy rất hiệu quả và phù hợp với hầu hết mọi người, mà lại còn không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho bà bầu, sau sinh và thai nhi nhé các mẹ.
Chuẩn bị như sau:
- 1/2 muỗng cà phê muối hột.
- 2 nắm rau răm rửa sạch bằng 2 lần nước.
Dùng nước cốt rau răm và muối hột mỗi ngày 3 lần, mỗi lần tổi thiếu 60 phút
Cách thực hiện:
- Giã nát rau răm ra, chắt lấy nước cốt rau răm để dùng.
- Sau đó cho muối hột vào trộn đều.
- Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa rồi lau khô.
- Thoa 1 lớp mỏng nước cốt rau răm muối hột vào, thoa đều ra xung quanh.
- Rồi thoa thêm 1 lớp nữa lên, tối thiểu 60 phút là bạn có thể rửa lại được.
Ưu điểm của cách chữa tổ đỉa bằng muối hột và rau răm là dù bạn ngủ quên cũng không lo bị bỏng rát, đó là lý do mình hướng dẫn bạn vắt nước cốt để dùng, còn đắp trực tiếp bã rau răm sẽ rất dễ bị bỏng và đau rát cho bạn. Khuyết điểm của cách này là chỉ diệt nấm tổ đỉa trên bề mặt da, còn bạn nào thường bị tái đi tái lại nhiều lần, thì nên kết hợp thêm cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt bên dưới, đây là cách hỗ trợ thúc đẩy mầm bệnh ẩn trồi ra, thì việc điều trị của bạn mới có khả năng tận gốc mà không bị tái phát lại.
2. Chữa tổ đỉa bằng Lá Lốt và Bồ Kết:
Lá lốt có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy và ức chế mầm bệnh nấm tổ đỉa khá tốt, bên cạnh đó bồ kết có công dụng tập trung mầm bệnh ẩn lại và nếu kết hợp với lá lốt, hoặc lá trầu không, lá trà xanh sẽ có tác dụng kích mầm bệnh ẩn rất tuyệt. Bạn nào gặp trường hợp tái phát nhiều lần, hoặc đã từng điều trị bằng thuốc tây hoặc nhiều cách dân gian khác rồi mà mãi không hết được, thì Vabuta khuyên chân thành, bạn nên chịu khó nấu lá trầu với bồ kết để ngâm mỗi tuần nhé, rất hiệu quả đấy các bạn.
Chuẩn bị như sau:
- 10 lá lốt rửa sạch, để ráo nước.
- 10 quả bồ kết đập nhỏ ra.
Cách thực hiện:
- Bắt 2 lít nước lên bếp, rồi cho lá lốt với bồ kết vào nấu.
- Khoảng 15 phút sau nước chuyển màu nâu vàng thì tắt bếp.
- Đổ ra thau, ráng đợi 15 phút cho nước nguội bớt thì hãy dùng.
- Cho tay bị tổ đỉa hoặc chân ngập nước để ngâm.
- Tầm 20 phút đến khi nước nguội lấy ra, rửa sạch, lau khô.
Kích mầm bệnh ẩn của tổ đỉa dưới da bằng lá lốt, bồ kết mỗi tuần 3 lần
Điều tuyệt vời nhất của cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt với bồ kết để kích mầm bệnh ẩn này là bạn chỉ cần thực hiện 2-3 lần mỗi tuần là được, nghĩa là cách 2 ngày bạn thực hiện 1 lần, không nhất thiết phải mỗi ngày mỗi ngâm đâu nên các bạn đừng sợ. Kiêng trì tối thiểu 4 tuần để kích mầm bệnh ẩn nhé các bạn, đồng thời bạn cần kết hợp với thuốc bôi hoặc cách dân gian có thể bôi được hàng ngày, nhờ đó hỗ trợ điều trị tổ đỉa hiệu quả hơn, tốt hơn cho bạn.
Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa như thế nào
Điều trị bệnh tổ đỉa khó hơn các bệnh nấm da khác ở điểm, bệnh tổ đỉa rất hay tái phát , đó là do mầm bệnh ẩn của tổ đỉa tích và phát ra rất nhanh, cần phải liên tục diệt nấm tổ đỉa trên bề mặt, kích mầm bệnh ẩn bên dưới da, tạo kháng thể sau khi điều trị, không những thế, bạn cần kiêng trì trong việc kiêng cử ăn uống trong và sau khi điều trị thì mới đảm bảo việc điều trị tận gốc và không tái phát nữa:
- Tránh ăn đồ biển, hải sản, tôm, cua, ốc, cá biển.
- Tránh ăn đồ tanh như thịt vịt, tôm, cua, ốc cá sông, cá đồng, ếch, lươn, thịt bò, dê, trâu …
- Tránh dùng đồ uống chứa cồn như bia và rượu.
- Tránh dùng đồ uống nhiều chất kích thích như cà phê đen, trà đặc, nước tăng lực.
- Tránh ngâm nước quá lâu, hoặc tiếp xúc với nước bẩn nhiều.
- Nên mang bao tay khi phải tiếp xúc với hoá chất và các chất tẩy rửa mạnh như nước rửa chén, bột giặt, nước tẩy…
- Tránh dùng móng tay gãi làm trầy, lở loét thành ra biến chứng, viêm nhiễm nặng hơn cho bạn.
Ngoài ra bệnh tổ đỉa bạn cần kiêng thêm xôi, bắp, nếp để tránh tích mụn nước và mưng mủ
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp về vấn đề tổ đỉa có lây không có tự khỏi không? mong rằng thông qua bài viết trên người bệnh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về bệnh. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn thêm hãy nhanh chóng liên hệ với Vabuta để được giải đáp cụ thể hơn và hoàn toàn miễn phí.
Có thể bạn Tìm hiểu thêm >> Bệnh tổ đỉa cần kiêng ăn gì ?
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: