Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, tại sao không? Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm thoang thoảng, có công dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm sưng tây và bớt ngứa ngáy rất tốt. Không những vậy lá trầu không còn làm dịu nhanh tình trạng đỏ da, mụn nước, đau rát và sưng tấy rất hiệu quả do tổ đỉa gây ra. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không tại nhà, mời bạn tham khảo chi tiết bên dưới:
Nội Dung Bài Viết
Vì sao nên chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Tổ đỉa là một loại bệnh nấm ngoài da gây viêm ngứa, khô da và bong tróc da nhiều. Bệnh này thường tái đi tái phát nhiều lần, do mầm bệnh ẩn tích dưới da ít nhất cũng 6-9 tháng rồi mới bùng phát.
Thành ra những mụn nước li ti và chằn chịt, đi kèm với những cơn ngứa ngáy khủng khiếp, khó chịu, đôi khi còn gây mất ngủ làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh rất nhiều.
Lá trầu có thành phần có khả năng kích mầm bệnh ẩn dưới da, giúp trị tận gốc
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa có khá nhiều, nhưng chung nhất là do thói quen làm việc, sinh hoạt cũng như ăn uống gây ra là chính. Nhất là những bạn làm việc phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hoặc hoá chất độc hại liên tục và thường xuyên trong 1 thời gian dài.
Có khá nhiều cách dân gian có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa này rất hiệu quả, trong đó chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong những cách hay, hiệu quả và được rất nhiều bạn tìm kiếm và áp dụng ngay tại nhà.
Một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng Lá Trầu Không hiệu quả:
Theo y học phương tây, trong lá trầu chứa rất nhiều khoáng chất và tinh dầu có lợi cho việc điều trị bệnh tổ đỉa. Như vitamin, acid amin, tanin, canxi, kẽm, alkaloid, chavicol, eugenol …. những chất này được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, vừa an toàn, vừa lành tính.
Đặc điểm chính của lá trầu không là kích mầm bệnh ẩn, giúp hỗ trợ điều trị tận gốc hơn và tránh tái phát. Nên khi kết hợp với 1 trong 5 cách dưới đây, sẽ tạo ra những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không đặc thù theo từng tình trạng khác nhau theo cơ địa mỗi người, mời bạn xem giải đáp và hướng dẫn thực hiện từng cách bên dưới.
1. Cách trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng tươi
Theo y học cổ truyền ghi nhận, gừng tươi có công dụng chống viêm, khử khuẩn, giảm đau, giảm sưng tấy tốt. Còn nghiên cứu tách lớp của y học phương tây, thì cho biết các hoạt chất có trong gừng giúp ức chế mầm bệnh và vi nấm tích tụ gây nhiễm trùng da, giảm ngứa ngáy rất hiệu quả.
Kết hợp với lá trầu không sẽ giúp giảm mụn nước li ti và mụn ẩn ẩn dưới da rất tốt. Kiêng trì thực hiện trong 4-6 tuần, kết hợp với kiêng cử trong chế độ ăn uống, bạn sẽ nhanh chóng trị dứt được bệnh tổ đỉa này.
Mỗi ngày chỉ cần bôi 3 lần gừng với lá trầu, sau 1 tuần là thấy hiệu quả
Chuẩn bị như sau:
- 10 lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
- 1 củ gừng tươi, gọt vỏ, cắt thành lát.
Cách thực hiện:
- Giã gừng trước, rồi cho lá trầu vào giã chung.
- Sau đó cho 100ml nước ấm vào, trộn đều rồi cho hết vào túi vải lọc, vắt lấy nước cốt.
- Mỗi ngày thoa nước cốt gừng, trầu không 3 lần.
- Tầm 30 phút sau bạn có thể rửa sạch lại với nước ấm, rồi lau khô.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không với gừng được áp dụng khá nhiều, vì vừa dễ chuẩn bị, hiệu quả lại cao, dễ dàng thấy rõ chỉ sau 1 tuần đầu áp dụng.
2. Kết hợp Rau Răm với Lá Trầu Không trị tổ đỉa
Trong rau răm chứa khá nhiều thành phần kháng viêm cao, giúp sát trùng, giảm ngứa rát. Khi kết hợp với lá trầu không, sẽ đẩy mạnh việc giảm tần suất bị nổi mụn nước, mụn đầu trắng li ti rất hiệu quả.
Không những thế, việc kết hợp này còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ quá trình bong tróc để thay da mới không bị ngứa ngáy của quá trình lên da non nữa.
Chuẩn bị như sau:
- 2 nắm lá rau răm, hoặc 10 cây rau răm.
- 20 lá trầu không.
- Rửa sạch bùn đất cả 2 loại lá trên, rồi để ráo nước.
- ½ nắm muối hột.
Rau răm và lá trầu hỗ trợ giảm ngứa ngáy và đau rát rất hiệu quả
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vào nấu với 2 lít nước, đậy kín nắp.
- Sau 10 phút cho muối hột đã chuẩn bị vào, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Sau đó đổ ra thau, đợi 30 phút cho nước nguội bớt.
- Cho tay hoặc chân bị tổ đỉa vào ngâm khoảng 20 phút đến khi nước nguội hẳn.
Do cả rau răm và lá trầu đều có tính nóng, dùng nhiều dễ nổi mẫn đỏ và kích mụn nước lên nhiều. Vì thế chỉ cần áp dụng mỗi tuần 3 lần, cách 1 ngày thực hiện 1 lần là được nhé các bạn.
3. Dùng lá trầu không và phèn chua trị tổ đỉa
Trong những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, thì phèn chua có tính diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm mạnh và nhanh. Bên cạnh đó phèn chua cũng tương đối lành tính, an toàn cho hầu hết mọi đối tượng, cũng như không gây tác dụng phụ nguy hiểm gì khác trong quá trình áp dụng điều trị tổ đỉa tại nhà.
Chuẩn bị như sau:
- 20 lá trầu không (lựa lá già sẽ nhiều tinh dầu hơn).
- 2 cục phèn chua, tán nhỏ.
- 1 thau nhỏ đủ để ngâm tay hoặc chân bị tổ đỉa.
- Nếu bị đồng thời cả tay chân, thì nên tách ra 2 thau.
Phèn chua kết hợp với lá trầu hỗ trợ sát khuẩn và giảm tốc độ lây lan
Thực hiện như sau:
- Cho lá trầu và phèn chua vào nấu với 2 lít nước nếu chỉ bị tay
- (còn 4 lít nước nếu bị tổ đỉa tay và chân).
- Nấu 15 phút nước sôi thì tắt bếp, đổ ra thau.
- Đợi 25-30 phút cho nước bớt nóng.
- Rồi ngâm ngập tay chân vào nước lá trầu khoảng 20 phút.
- Xong thì rửa sạch, lau khô.
Cách 1 ngày thực hiện 1 lần, 1 tuần chỉ cần thực hiện 2-3 lần. Áp dụng liên tục 3-4 tuần bạn sẽ thấy tình trạng kết vảy, bong da sẽ cải thiện rất nhiều, da đỡ ra mủ và dịch trắng hơn, đỡ ngứa hơn rất nhiều, rất hiệu quả.
4. Lá trầu không và muối trị tổ đỉa hiệu quả
Muối biển hoặc muối hột, muối tính giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, lây lan và giảm mụn nước bị mưng mủ, phình to khá tốt. Nhất là bạn nào có mồ hôi tay nhiều, hoặc làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc nhiều với hoá chất thì việc lựa chọn chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp với muối hột là giải pháp tuyệ vời bạn nên xem xét.
Chuẩn bị như sau:
- 20 lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
- 1 nắm muối hột hoặc 3 muỗng muối tinh.
- 1 thau nhỏ đủ để ngâm tay hoặc chân bị tổ đỉa.
Muối hột và lá trầu giúp giảm tình trạng mụn nước trồi lên chi chít
Cách thực hiện:
- Cho cả lá trầu và muối hột vào nấu trong 2 lít nước.
- 15 phút sau nước sôi thì tắt bếp, đổ ra thau nhỏ.
- Đợi 30 phút hoặc trực tiếp cho thêm 2 lít nước lạnh vào cho nhanh bớt nóng.
- Rồi ngâm tay hoặc chân bị tổ đỉa vào nước lá trầu 20 phút.
- 1 tuần đầu thực hiện 2 lần 1 ngày.
Sau 1 tuần đầu, bạn chỉ cần thực hiện 3 lần 1 tuần là đủ, không cần mỗi ngày phải thực hiện như vậy nữa. Bên cạnh đó bạn nên dưỡng ẩm và kết hợp với thuốc bôi mỗi ngày để tăng tính hiệu quả trong việc điều trị.
5. Lá trầu không + tỏi giảm ngứa của tổ đỉa
Bên cạnh phèn chua có tính sát khuẩn cao, thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng tỏi. Chất allicin trong tỏi vừa ức chế vi nấm gây nên bệnh tổ đỉa, vừa giảm ngứa ngáy, đau rát và chống lây lan từ tay sang chân rất hiệu quả.
Không những thế, tỏi còn chứa khá nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất cần thiết để cung cấp độ ẩm cho da. Nhờ thế cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và tỏi là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn nào bị khô da, bong tróc nhiều, cần gấp cách vừa trị vừa dưỡng ẩm cho mình.
Chuẩn bị như sau:
- 10 lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
- 5 tép tỏi, bóc vỏ, đập bẹp.
Tỏi với lá trầu giúp giảm nguy cơ bệnh tổ đỉa bị lan từ tay sang chân
Cách thực hiện:
- Cho vào nấu với 2 lít nước, đậy kín nắp.
- Sau 15 phút nước sôi thì tắt bếp, đổ ra thau.
- Hoà thêm 1-2 lít nước lạnh vào để nhanh bớt nóng.
- Rồi ngâm tay hoặc chân vào khoảng 20 phút.
- Sau đó rửa sạch bằng nước ấm và lau khô.
Mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong 2 tuần là bạn đã thấy mụn nước giảm hẳn, tần suất tái phát cũng đỡ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc bong da, thay da mới cũng đỡ ngứa ngáy đau rát hơn cho bạn.
Đối tượng có thể chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Lá trầu không là một trong những cách trị bệnh tổ đỉa tại nhà hiếm hoi có khả năng kích mầm bệnh ẩn, nhờ đó giúp điều trị tận gốc và tránh tái phát đi tái phát lại nhiều lần sau khi điều trị. Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế nhất định, vì việc kích mầm bệnh ẩn cần thực hiện từ từ từng chút một, càng gấp và áp dụng nhiều, bạn càng dễ nhầm lẫn mình bị kích ứng và không dám dùng tiếp.
Lá trầu an toàn và lành tính cho bà bầu, sau sinh và trẻ nhỏ
Dưới đây là một số đối tượng có thể chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không:
- Bà bầu hoặc phụ nữ sau sinh dưới 3 tháng vẫn có thể dùng được.
- Trẻ em trên 1 tháng tuổi.
- Người nào dùng lá trầu không liên tục 1 tuần mà không thấy đau rát, ngứa ngáy dữ hơn hoặc kích ứng đỏ.
Tránh ngâm chân quá nhiều, nên mang bao tay khi phải rửa chén hoặc giặt đồ, hay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất mạnh.
Ưu nhược điểm khi trị tổ đỉa bằng lá trầu không
Thực tế thì bệnh tổ đỉa tái phát rất nhiều lần, bạn cần kiên trì thực hiện ít nhất 4-6 tuần để thấy rõ hiệu quả. Bên cạnh đó, tuỳ cơ địa mỗi người và tình trạng bệnh mỗi người mỗi khác, cũng như dược tính của nguyên liệu bạn chuẩn bị có ổn định hay không, mà quyết định mức độ hiệu quả trong việc điều trị tổ đỉa của bạn.
Ưu điểm của lá trầu không là kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng tự nhiên rất cao. Nếu thực hiện đúng cách, sẽ dứt hẳn tình trạng tổ đỉa cho bạn nào bị nhẹ hoặc mới bị. Những bạn nào bị tổ đỉa lây lan nhiều, nhất là giai đoạn mụ ẩn như trứng sam thì kết hợp lá trầu với tỏi sẽ mang lại hiệu quả cực kì cao.
Đổi lại lá trầu không phù hợp với những bạn có da khô và da hỗn hợp mà thôi, còn những bạn có da nhạy cảm mà dùng trên 2-3 tuần sẽ bắt đầu có triệu chứng tấy đỏ với đau rát đôi chút. Chính vì thế cuối mỗi cách trị tổ đỉa bằng lá trầu không ở trên, Vabuta đều hướng dẫn cách đó nên sử dụng bao nhiêu lần mỗi ngày hoặc mỗi tuần để tránh tác dụng phụ không mong muốn (bạn kéo lên trên để đọc lại nhé).
Lưu ý cần nhớ khi dùng lá trầu trị tổ đỉa
Do dược tính của lá trầu thường không ổn định, phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu mà bạn mua về cũng như cơ địa hợp hay không của bạn, thành ra đôi lúc bạn sẽ gặp tình cảnh lúc xài thấy cực kì hiệu quả, nhưng hướng dẫn người khác thì lại thấy kém hơn hẳn thì đây chính là nguyên nhân. Chính vì dược tính đã không ổn định, điều trị tiến triển chậm nên bạn ráng nhớ một số lưu ý dưới đây để việc điều trị của mình đạt hiệu quả cao nhất nhé:
- Tránh tắm hoặc ngâm bàn tay, bàn chân quá lâu.
- Tránh làm móng tay, tiếp xúc với hoá chất làm móng.
- Những bạn nào đi làm ruộng nên chịu khó mang ủng rồi hãy lội xuống ruộng.
- Dù biết rắng sẽ ngứa lắm nhưng bạn ráng miết miết cho đỡ ngứa thôi, đừng dùng móng gãi.
- Để hạn chế cơn ngứa thì bạn xem thịt gà, thịt vịt, bò, trâu, ếch, lươn món nào ngứa thì bạn kiêng nhé (tuỳ cơ địa từng người).
- Còn nhận thấy tình trạng tổ đỉa của mình cứ tái đi tái lại hoài thì bạn kiêng hẳn hải sản, tôm, cua, ốc, cá để tránh tích thêm mầm bệnh ẩn mới.
- Một số bạn có thói quen lạm dụng cà phê để thức đêm làm việc thì nên hạn chế, điều này ngày 1 ngày 2 thì không sao, nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến men gan và làm giảm hệ miễn dịch của bạn, khiến vi nấm tổ đỉa không chết hẳn được.
- Khăn tắm bạn nhớ giặt thường xuyên, ít nhất 2 ngày 1 lần, mỗi lần giặt nên mang bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với bột giặt hoặc nước giặt bạn nhé, sau đó nên phơi ngoài nắng, tránh phơi ngược lại trong toilet ẩm thấp sẽ không chết được vi nấm đâu.
Thuốc đông y nam hoàng điều trị dứt điểm tổ đỉa nhẹ trong 1-2 liệu trình
Còn bạn nào bị nặng, lâu năm, hay tái phát nhiều lần, cần kết hợp với thuốc bôi kích mầm bệnh ẩn, cũng như tạo kháng thể sau khi điều trị, để việc điều trị hiệu quả, tránh tái phát lại sau khi điều trị cũng như dừng thuốc.
Có vấn đề gì bạn cứ nhắn và gửi hình vào ZALO 0934.288.144 cho mình, để mình kiểm tra và tư vấn liệu trình điều trị cũng như phải kiêng cử gì, kiêng trong bao lâu cụ thể và rõ ràng nhất cho bạn.
Có thể bạn tìm hiểu >>> Cách chữa tổ đỉa bằng muối
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: