Chân xuất hiện chấm đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

chân xuất hiện chấm đỏ

Chân xuất hiện chấm đỏ đi kèm với vài hột mụn nước li ti, lúc ngứa lúc không, càng gãi càng thấy ngứa hơn. Nếu không điều trị sớm sẽ có nguy cơ biến chứng thành bệnh chàm tổ đỉa, gây mưng mủ, chảy dịch vàng và biến chứng thành chàm tổ đỉa rất tốn công sức điều trị mà lại không trị tận gốc được. Trong bài viết này Vabuta sẽ giải đáp chân xuất hiện chấm đỏ là bệnh gì cũng như cách trị tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất để bạn thực hiện.

Chân xuất hiện nhiều chấm đỏ là bị gì?

Với dấu hiệu chân xuất hiện nhiều chấm đỏ như thế này thì chỉ một vài bệnh nấm ngoài da khá tương đồng với tình trạng này, nhưng tỉ lệ cao nhất đó là bị chàm da hoặc chàm tổ đỉa nhé các bạn.

  • Viêm da dị ứng: Tiếp xúc nhiều với hoá chất hoặc nạp quá nhiều thực phẩm có tỉ lệ dị ứng cao.
  • Viêm da cơ địa: Thời tiết và nhiệt độ môi trường thay đổi, như từ nắng nóng gay gắt sang hanh khô, lạnh lẽo, nhất là mùa đông hoặc ngược lại, mà sức đề kháng đang suy giảm thì nguy cơ bị vi nấm tấn công và bùng phát là rất cao.

chân xuất hiện nhiều chấm đỏ

Dù tấy đỏ do bệnh gì thì hầu hết đều thuộc bệnh nấm ngoài da nhé

  • Viêm nang lông: Ngoài những chấm đỏ thì tình trạng da sẽ đi kèm theo khá nhiều mụn đầu trắng nằm rãi rác khắp nơi, chứ không tập trung lại.
  • Chàm tổ đỉa: Tái đi tái lại nhiều lần, thường bị ở tay, chân, nhất là cổ tay, cổ chân, mới đầu là mụn nước ẩn dưới da và chi chít như trứng sam, sau khi mụn nước lớn dần rồi tự vỡ thì sẽ xuất hiện đốm đỏ trên chân.
  • Bệnh về gan mật: Chức năng bài tiết và tiêu độc của gan bị suy giảm, dẫn đến không đào thải nổi độc tố và tích mầm bệnh ẩn, kết hợp với vi nấm tạo thành dị ứng, mề đay, lở loét…

Ngoài những bệnh ngoài da này ra thì một số nguyên nhân còn do bệnh suy giảm tĩnh mạnh biến chứng mà thành.

Nguyên nhân da chân nổi chấm đỏ?

Một trong số những nguyên nhân da chân nổi chấm đỏ là tiếp xúc nhiều với hoá chất mạnh trong thời gian dài hoặc sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng, kết hợp với thói quen ăn uống nhiều đồ dễ gây dị ứng, khó hấp thụ và tiêu hoá chậm mà hình thành nên các bệnh nấm ngoài da.

  • Bị kích ứng do mỹ phẩm.
  • Mang thai 3 tháng đầu làm sức khoẻ bị suy giảm.
  • Môi trường làm việc tiếp xúc quá nhiều với hoá chất.
  • Thường xuyên uống bia rượu.

nguyên nhân bị da chân nổi chấm đỏ

Những nghề buộc dùng bia rượu để bàn việc rất dễ gây bệnh này

  • Hoặc nạp quá nhiều thực phẩm dễ gây ngứa ngáy như bò, gà, vịt, đậu phộng …
  • Dị ứng hải sản, đồ biển, tôm, cua, ốc, cá, nghêu sò theo mùa.
  • Không thích ứng được thời tiết hoặc khí hậu thay đổi.

Có thể bạn sẽ nói trước giờ bạn ăn hải sản chẳng sao, nhưng chẳng hiểu tại sao dạo gần đây cứ dính hải sản vào là thấy ngứa, là chân nổi chấm đỏ, thì phần lớn là do mùa đó hải sản nhiễm phong nhiều, ăn vào sẽ khó tiêu hoá hơn, dễ bùng phát bệnh hơn cho bạn, nhưng có mùa thì ăn chẳng thấy sao.

Chân xuất hiện chấm đỏ không ngứa là do đâu?

Như đã có đề cập ở trên, có bạn chân xuất hiện chấm đỏ không ngứa, nhưng có bạn lại ngứa dữ dội, thì sẵn đây Vabuta sẽ giải thích luôn. Vấn đề nằm ở chỗ mầm bệnh ẩn của bạn còn đang tích ở dưới bề mặt da, chưa trồi lên quá nhiều và quá rộng, nhất là nguyên nhân làm bạn xuất hiện chấm đỏ ở chân không phải do thực phẩm dễ gây dị ứng thì sẽ đỡ ngứa hơn rất rất nhiều.

Cách trị tay chân xuất hiện chấm đỏ tại nhà đơn giản

Để điều trị tay chân xuất hiện chấm đỏ tại nhà, bạn có thể thực hiện theo 4 cách dưới đây, trong đó 1 cách giúp dưỡng ẩm, tránh làm bạn bị khô, bong tróc, kết vẩy làm đau rát, 2 cách để bôi hàng ngày và 1 cách để tắm mỗi tuần 2-3 lần. Nếu được bạn nên chịu khó kết hợp cả 3 cách này thì chỉ mất tầm 2-3 tuần là bạn thấy tình hình thuyên giảm rõ rệt.

1. Chữa da chân nổi chấm đỏ bằng Dầu Dừa

Bạn nào thấy ngứa ngáy nhiều, đi kèm với bong tróc, khô da, kết vẩy, chảy máu hoặc đau rát thì cứ dùng dầu dừa để dưỡng ẩm nhé, nhờ đó việc điều trị của bạn sẽ đạt kết quả tốt và hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra bạn vẫn nên kết hợp với rau răm hoặc tỏi như hướng dẫn ở dưới để bôi hàng ngày nhé.

chữa tay chân xuất hiện chấm đỏ bằng dầu dừa

Dầu dừa chuyên dùng để dưỡng ẩm và hạn chế lây lan tốt

Bạn mua 1 lọ dầu dừa nguyên chất về rồi dùng tăm bông gòn thoa 1 lớp mỏng, ngày 1 lần, thời tiết lãnh lẽo, hanh khô thì bôi 2 lần. Không chỉ dưỡng ẩm, dầu dừa còn có công dụng kháng viêm và ngăn ngừa lây lan rất tốt và lại lành tính, an toàn cho cả người có làn da mẫn cảm, bà bầu, sau sinh và trẻ em nữa.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nơi bán dầu dừa ở TPHCM

 

2. Trị chân xuất hiện chấm đỏ bằng Rau Răm

Trong đông y thì rau răm có vị cay, tính ấm, chuyên dùng để chống viêm, tỳ vị, trừ thấp, tiêu thực, thành ra có thể dùng để loại bỏ chân xuất hiện chấm đỏ cực kì hiệu quả. Không những thế, rau răm còn giúp ngăn ngừa nguy cơ lây lan và tình trạng nổi mụn nước li ti bên dưới da khá tốt.

chữa chân xuất hiện đốm đỏ bằng rau răm

Răm răm chuyên ngăn chặn nguy cơ lây lan do mụn nước

Bạn chỉ cần dùng 1 nắm rau răm, rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó giã cho thật nát, rửa sạch vùng da bị nổi chấm đỏ rồi lau khô, xong rồi cứ đắp trực tiếp rau răm lên và để nguyên như vậy sau 60 phút là thấy đỡ liền. Kiêng trì áp dụng thêm 3 ngày nữa cho nó dứt hẳn là được nhé các bạn.

3. Trị chân xuất hiện nhiều chấm đỏ bằng Tỏi

Chất allicin có thể được tìm thấy trong khắp quả tỏi, đây là loại chất chống viêm, giảm sưng tấy, đỡ đau rát và tránh lây nhiễm cực kì tốt. Bên cạnh đó tỏi còn giúp kháng khuẩn, giảm tổn thương và loại bỏ nhanh mầm bệnh trên bề mặt da.

điều trị chân xuất hiện chấm đỏ bằng tỏi

Tỏi có tác dụng đặc biệt tốt đối với ai nổi quá nhiều đốm đỏ và lây lan nhiều

Bạn chuẩn bị 1 quả tỏi bóc vỏ, tánh thành tép và giã nhuyễn hết sức có thể, sau đó cho vào miếng vải mun để chắt nước cốt rồi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Cách trị chân xuất hiện chấm đỏ bằng tỏi rất tiện, mỗi ngày bạn chỉ cần lấy tăm bông gòn chấm ít nước cốt tỏi rồi thoa lên vùng bị tấy đỏ là được, ngày 2-3 lần để phát huy hiệu quả nhất.

>> HOTLINE VÀ ZALO TƯ VẤN << 

ZALO 0934.288.144

>> FACEBOOK TƯ VẤN <<

4. Điều trị tay chân xuất hiện chấm đỏ bằng Lá Trầu Không

Lá trầu không có hình dạng khá tương tự với lá lốt, nên các bạn lưu ý đôi chút, dù nhầm lẫn thì bạn cứ yên tâm, vì cả 2 loại lá này nhìn chung đều có tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng và đều tác dụng tốt trong việc điều trị chân xuất hiện chấm đỏ cực kì tốt. Đó là do lá trầu chứa cực kì nhiều thành phần tiêu viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn và giảm sưng tấy, không những thế còn giúp giảm nhanh vùng da bị tổn thương trên bề mặt da.

trị chân xuất hiện nhiều chấm đỏ bằng lá trầu không

Lá trầu là dược liệu hiếm hoi có thể trị dứt điểm hầu hết bệnh nấm da

Tuy vào việc bạn bị nhiều hay ít mà chuẩn bị 10-20 lá trầu không, ngâm trong nước muối loãng 10 phút rồi rửa sạch, sau đó cho vào nấu với 2 lít nước trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Để nhanh bớt nóng, khỏi phải đợi thì bạn cho thêm 2 lít nước lạnh vào cho bớt nóng, rồi thì bạn lấy khăn sạch nhúng nước lá trầu để lau nhẹ nhàng vùng da chân có chấm đỏ 3-5 phút nhé. Mỗi tuần chỉ cần thực hiện 3 lần, cách 2 ngày 1 lần là được, vì thế nên kết hợp với 3 cách trên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý khi chân xuất hiện đốm đỏ

Nếu chân xuất hiện đốm đỏ mà không ngứa thì thôi, còn nếu ngứa thì bạn lưu ý tránh dùng móng tay gãi trực triếp, như vậy dễ làm da bị trầy xước, chảy máu, viêm nhiễm và lở loét, biến chứng dữ hơn. Do đó bạn nên dùng phần thịt ngón tay để miết miết cho nó đỡ ngứa, kết hợp với kiêng cử một số thứ như bên dưới:

  • Nên bổ sung vitamin C từ chanh, bưởi, tắc, cam, quýt 3 lần mỗi tuần.
  • Nếu thấy da bị khô, bong tróc, kết vẩy nhiều thì dùng dầu dừa để dưỡng ẩm ngày 1 lần.
  • Tránh dùng thực phẩm cay nóng ớt, sa tế, tương ớt, mù tạt …
  • Tránh dùng các thực phẩm dễ gây ngứa như thịt bò, gà, vịt, dê ….
  • Tránh dùng thực phẩm khó tiêu hoá, dễ tích mầm bệnh ẩn làm kéo dài thời gian điều trị như hải sản, đồ biển, tôm, cua, ốc, cá, nghêu, sò…

da chân nổi chấm đỏ kiêng ăn gì

Nên mang bao tay làm việc khi phải tiếp xúc với hoá chất mạnh

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với xà bông bột, nước tẩy, nước rửa chén, nước hoa hoặc mĩ phẩm, hoá chất mạnh.
  • Nếu mang vớ thì nên thay vớ mỗi ngày ít nhất 1 lần.
  • Mặc đồ cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Nếu chỉ mới bị lần đầu, bạn có thể không cần chú ý quá nhiều đến vấn đề kiêng cử trong và sau khi điều trị chân nổi đốm đỏ, nhưng nếu bạn thường xuyên bị hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Lời khuyên là sau khi điều trị bạn tiếp tục kiêng thêm 6 tuần nữa để dứt hẳn mầm bệnh ẩn mà bạn không nhìn thấy được nhé. Như vậy việc điều trị của bạn sẽ đạt kết quả lâu dài và tận gốc hơn, tránh tối đa nguy cơ biến chứng thành các bệnh nấm ngoài da khó điều trị khác.

>> HOTLINE VÀ ZALO TƯ VẤN << 

ZALO 0934.288.144

>> FACEBOOK TƯ VẤN <<