Hỏi: Em là nữ, năm nay 23 tuổi, hiện em đang có dấu hiệu nổi tổ đỉa ở các đầu ngón tay (rất nhìu hạt nước li ti và rất ngứa, nhiều khi em còn lấy kim chích ra nữa). Không biết có cách trị tổ đỉa bằng dân gian nào tận gốc, an toàn, hiệu quả mà áp dụng được tại nhà không ạ, em xin cám ơn.
Đáp: Xin chào em, tình trạng em mô tả như trên thì tỉ lệ rất cao đích thị là bệnh tổ đỉa ở đầu ngón tay rồi em nhé (nếu được em hãy gửi hình vào ZALO 0934.288.144 sẽ có người xác nhận lại giúp em). Còn hướng điều trị tổ đỉa bằng dân gian em có thể tham khảo cách dùng tỏi để loại bỏ hạt mụn nước, dùng chanh để giảm cơn ngứa hoặc lá trầu không với bồ kết để kích mầm bệnh ẩn và điều trị tận gốc cho em nhé. Trân Trọng.
Nội Dung Bài Viết
- Sơ lược về tổ đỉa
- Ưu nhược điểm của trị bệnh tổ đỉa bằng biện pháp dân gian
- 12 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
- 1. Lá Trầu Không trị bệnh tổ đỉa
- 2. Dùng Dây Đau Xương
- 3. Dùng Lá Lốt
- 4. Sử dụng Tỏi giảm ngứa do bệnh tổ đỉa
- 5. Cách trị tổ đỉa bằng Muối Biển
- 6. Cách chữa trị bệnh tổ đỉa bằng Lá Khế
- 7. Dùng Chanh điều trị bệnh tổ đỉa
- 8. Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng Lá Đào
- 9. Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng Gừng Tươi
- 10. Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng Cây Vòi Voi
- 11. Mẹo chữa bệnh tổ đỉa từ Củ Ráy
- 12. Cách điều trị tổ đỉa bằng Rau Răm
- Cách chữa tổ đỉa tận gốc không tái phát bằng Đông Y
- Lưu ý sau khi trị bệnh tổ đỉa
Sơ lược về tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa (hay còn gọi chàm tổ đỉa) là một dạng nấm ngoài da gây nổi mụn nước li ti như trứng sam, ngứa ngáy, bong tróc và rất dễ tái phát đi tái phát lại do mầm bệnh ẩn tiềm ẩn sâu bên dưới lớp da của bạn.
Khoa học phương tây thường gọi là Dyshidrotic Eczema, trong quá trình nghiên cứu và tổng hợp lại, họ nhận ra rằng nhóm vi khuẩn này chỉ tập trung tấn công được ở tay, chân, nhất là từ cổ tay, cổ chân xuống các đầu ngón tay, ngón chân.
Nghĩa là bệnh dù nặng cỡ nào cũng sẽ không lây lan ra các bộ phận khác ngoài tay chân. Nhưng dù thế bạn cũng đừng nên lơ là việc điều trị, do bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh nấm ngoài da có tần suất tái phát và biến chứng thành chàm bội nhiễm cực cao, gây mưng mủ, chảy dịch vàng rất khó chịu, phiền phức và mất tự tin khi gặp người khác cho người bệnh.
Bệnh tổ đỉa vừa ngứa, vừa nổi mụn nước li ti nhiều
Ưu nhược điểm của trị bệnh tổ đỉa bằng biện pháp dân gian
Một trong những ưu điểm tuyệt vời của việc trị bệnh tổ đỉa bằng dân gian đó là an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều loại da khác nhau. Thậm chí những bạn có cơ địa mẫn cảm cũng hoàn toàn có thể sử dụng mà không cần lo những tác dụng phụ nguy hại khác cho cơ thể.
Phù hợp cho những bạn mới bị tổ đỉa, kích thước của những hạt mụn còn nhỏ, chưa bể ra và lây lan ra cả 2 tay hoặc 2 chân. Nhưng bạn nào chảy dịch vàng quá nhiều có thể tham khảo thêm việc dùng tỏi để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm và biến chứng của nó rất tốt đấy các bạn ạ.
Thậm chí những bạn có mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân nhiều, thậm chí đã bong tróc da nhiều tới mức mất luôn cả dấu vân tay thì việc dùng chanh, gừng tươi, rau răm có khả năng ức chế tạm thời tuyến bã nhờn cho bạn, nhờ đó tăng cường việc điều trị tổ đỉa cũng hiệu quả không kém bạn nhé.
Điểm mạnh của cách trị tổ đỉa dân gian là phù hợp với mọi đối tượng
12 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Trước tiên bạn cần phải biết không phải cách trị tổ đỉa dân gian nào cũng dùng được cho tất cả mọi người, có những cách chuyên biệt chỉ phù hợp với từng bệnh trạng, cơ địa khác nhau, nhờ đó việc điều trị mới phát huy hiệu quả tối đa nhất có thể được.
Ví dụ như người có làn da khô ráp, nhạy cảm mà dùng muối biển để trị tổ đỉa thì tình hình càng bong tróc, ngứa ngáy và lây lan nhiều hơn chứ đừng nói gì đến việc loại bỏ vi nấm gây bệnh tổ đỉa cho bạn. Mời bạn cùng Vabuta tham khảo hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa chi tiết từng bước bên dưới nhé.
1. Lá Trầu Không trị bệnh tổ đỉa
Lá trầu không là một trong những loại lá mà bác sĩ Nguyễn Thịnh của Thuốc Nam Hoàng ưu ái hơn cả, nhất là nó có ít dược tính có khả năng kích được mầm bệnh ẩn, nhờ đó loại bỏ được tận gốc vi nấm gây bệnh tổ đỉa phiền phức này cho bạn.
Không chỉ thế trong lá trầu chứa lượng lớn các chất có tác dụng kìm hãm tốc độ sinh trưởng và lây lan của nhóm vi khuẩn coli, song cầu khuẩn và subtilis, nhờ hạn chế tối đa nhất có thể tình trạng lây từ 1 ngón tay sang cả bàn tay, rồi lan qua tay còn lại cho bạn.
Chuẩn bị:
- 5 lá trầu không già cho nhiều tinh dầu.
- Rửa sạch, giã nát thật nát và vắt lấy nước cốt.
- Nếu không có thời gian thì giã nát ra là được.
- Trộn thêm ít muối hột giã nhuyễn.
Lá trầu không trị bệnh tổ đỉa phòng ngừa lây lan
Thực hiện:
- Đắp hoặc bôi trực tiếp nước cốt lá trầu lên vùng bị tổ đỉa.
- Chà sát nhẹ nhàng 1-2 phút rồi.
- Để trong khoảng 60 phút rồi rửa sạch lại, lau khô.
Mỗi ngày thực hiện tổi thiểu 1-2 lần sẽ tăng cường hiệu quả điều trị tổ đỉa cho bạn, bị tổ đỉa nhẹ chỉ cần 2 tuần là bạn thấy các đốm mụn nước giảm dần, chậm tái phát hơn trước rất nhiều.
2. Dùng Dây Đau Xương
Dây đau xương có hàm lượng kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy khá hiệu quả, nên được một số vùng nam bộ xem như mẹo trị tổ đỉa dân gian khá hiệu quả. Bên cạnh đó nó phù hợp với người bị lây lan ít, ngứa nhiều.
Chuẩn bị:
- 1 nắm dây đau xương rửa sạch, để ráo nước.
- Phơi khô 3 ngày rồi cho lên chảo sao vàng.
Dùng dây đau xương trị tổ đỉa và giảm ngứa ngáy
Thực hiện:
- Cho dây đau xương vào ấm, nấu với 1 lít nước với lửa nhỏ.
- Khoảng 30-45 phút sau thì tắt bếp, rót ra bình.
- Đợi nước nguội rồi thì bạn dùng nước này để uống hàng ngày.
- Nên uống sau khi ăn, ngày 2-3 lần tuỳ bạn.
Chính vì dùng theo đường uống nên dây đau xương có khả năng loại bỏ nhanh mụn nước và giảm cơn ngứa ngáy mỗi khi ra mồ hôi tay, mồ hôi chân nhiều rất hiệu quả, chỉ tầm 3-5 ngày liên tục uống nước này là thấy nhẹ người hẳn rồi các bạn.
3. Dùng Lá Lốt
Lá lốt nhìn khá tương đồng với lá trầu không, bạn nên nhìn kỹ gân lá sẽ thấy một số khác biệt cơ bản. Tuy lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, loại bỏ mụn nước, tăng cường khả năng tái tạo và phục hồi da sau khi mụn nước vỡ ra, nhưng lại không có khả năng trị tổ đỉa tận gốc như lá trầu. Đổi lại nó có tác dụng tốt với tình trạng nổi mụn nước sưng tấy đỏ rất tốt.
Chuẩn bị:
- 5 lá lốt ngâm trong nước muối pha loãng và rửa sạch.
- 3 thìa muối hột giã nhuyễn.
Dùng lá lốt trị tổ đỉa sưng tấy đỏ
Thực hiện:
- Bắc nồi nước 1 lít lên, cho lá lốt vào nấu.
- Tầm 10 phút nước sôi thì tắt, đổ ra thau.
- Cho thêm 1 lít nước lạnh vào cho bớt nóng.
- Rồi cho tay hoặc chân vào ngâm khoảng 20 phút.
- Sau đó lau khô.
Mỗi tuần bạn thực hiện 3 lần, vừa tăng nhanh tốc độ loại bỏ mụn nước li ti của tổ đỉa, vừa thúc đẩy da tay, da chân nơi nào mụn nước vỡ ra rồi phục hồi nhanh hơn, giúp điều trị tốt hơn cho bạn.
4. Sử dụng Tỏi giảm ngứa do bệnh tổ đỉa
Chất allicin trong tỏi có khả năng kìm hãm vi nấm gây bệnh nên tổ đỉa ở tay và chân phát triển, nhờ đó tranh thủ loại bỏ được những mụn nước và cơn ngứa hiện đang hành hạ bạn.
Chuẩn bị:
- 10 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch, cắt đôi.
- 100ml rượu trắng khoảng 40 độ.
- 1 hủ thuỹ tinh.
Sử dụng tỏi vừa trị bệnh tổ đỉa vừa giảm ngứa cực hay
Thực hiện:
- Cho tất cả tỏi vào ngâm với rượu, đậy kín nắp.
- Tối thiểu 10-14 ngày sau tháo ra là dùng được.
- Mỗi lần lấy 1 ít bôi đều xung quanh vùng bị tổ đỉa.
- Tầm 15 phút sau rửa sạch lại là đỡ ngứa ngay và luôn.
Tỏi không chỉ trị được bệnh tổ đỉa có mụn nước ít, mà tình trạng mụn nước lan rộng, ăn khắp tay chân cũng có thể dùng tỏi ức chế và khống chế nhanh tình trạng lây lan cực kì hiệu quả.
5. Cách trị tổ đỉa bằng Muối Biển
Một trong những cách trị tổ đỉa dân gian phù hợp với người có mồ hôi tay, mồ hôi chân nhiều, ra nhiều bã nhờn đó là muối biển. Với công dụng kháng khuẩn, phòng chống sưng tấy, và nguy cơ bội nhiễm cao (là tình trạng nổi mụn nước luôn nhưng thay vì chỉ to 0,5-1cm như trước, thì người bị bội nhiễm nhiều khi mụn nước to tới 4-6cm rất nguy hiểm, vỡ ra là lây đầy cả 2 tay, 2 chân đấy bạn ạ).
Chuẩn bị:
- 3 thìa muối biển.
- 1 túi vải.
Cách trị tổ đỉa bằng muối biển phòng ngừa mưng mủ
Thực hiện:
- Đầu tiên bạn bắc chảo không dính lên, bật lửa vừa.
- Rồi cho muối biển vào đảo đều cho nóng thật nóng là tắt bếp.
- Kế đến đợi khoảng 15-20 phút cho muối bớt nóng, sờ tay vào thấy ấm vừa đủ là được.
- Sau đó cho hết vào túi vải, cột chặt lại.
- Bạn dùng túi muối chườm lên chỗ bị tổ đỉa đến khi muối nguội hẳn.
Trong 7 ngày đầu, bạn nên thực hiện 1 ngày 1-2 lần, đảm bảo mụn nước li ti và cơn ngứa ngáy bay sạch hết. Nhưng sang tuần thứ 2 bạn chỉ cần tuần thực hiện 3 lần là đủ, kiên trì thêm 3 tuần nữa để loại bỏ hẳn mụn tổ đỉa cho mình nhé.
6. Cách chữa trị bệnh tổ đỉa bằng Lá Khế
Lá khế có tính mát, lành tính, có khả năng sát khuẩn cao, không chỉ loại bỏ mụn nước, giảm ngứa mà còn tránh để lại vết thâm mụn sau khi mụn nước vỡ ra. Thành ra bạn nào đã từng bị tái phát tổ đỉa nhiều lần rồi, vết thâm đen của mụn sau khi vỡ ra càng ngày càng nhiều mà không dứt được thì dùng lá khế đắp trực tiếp lên là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Chuẩn bị:
- Lấy 20 lá khế, rửa sạch qua 2 lần nước rồi để ráo.
- Xong cho vào cối, giã nát ra hết.
- 1/2 quả chanh vắt nước cốt.
Cách chữa trị bệnh tổ đỉa bẳng lá khế
Thực hiện:
- Bạn trộn đều lá khế với nước cốt chanh với nhau.
- Rồi đắp trực tiếp lên vùng da tay, da chân bị tổ đỉa.
- Khoảng 30 phút sau thì bạn rửa sạch lau khô.
Mỗi ngày đắp lá khế 1 lần, kiên trì tối thiểu 2-3 tuần là mụn nước li ti vừa biến mất , vừa giảm ngứa, lại còn bớt thâm đen rất hiệu quả.
7. Dùng Chanh điều trị bệnh tổ đỉa
Dành cho những bạn bị tổ đỉa mà ngứa dữ dội, không chỉ có mụn nước li ti đầy khắp ngón tay, mà còn xuất hiện mụn đầy trắng, mưng mủ chảy dịch nhiều thì dùng chanh điều trị bệnh tổ đỉa sẽ giúp bạn phòng tránh tới 90% nguy cơ nhiễm khuẩn và biến chứng đấy các bạn.
Chuẩn bị:
- 1 quả chanh tươi.
- Vắt nước cốt, bỏ hạt.
Dùng chanh điều trị bệnh tổ đỉa biến chứng tốt
Thực hiện:
- Thoa đều nước cốt chanh lên vùng bị mụn nước.
- Sẽ rát và xót qua cơn rồi thôi.
- Sau đó sẽ giảm nhanh cơn ngứa ngáy cực kì hiệu quả.
- Tầm 15 phút sau khi bôi chanh bạn rửa sạch lại là được.
Mỗi ngày bạn chỉ cần áp dụng 1 lần, chỉ duy nhất lần đầu rát, còn những lần sau sẽ hoàn toàn bình thường. Nhắc nhở nhẹ, nếu mồ hôi tay chân hoặc da nhiều bã nhờn thì chanh còn có tác dụng ức chế tuyến bã nhờn cực kì tốt, nhờ đó tăng cường hiệu quả điều trị tổ đỉa tốt hơn cho bạn.
8. Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng Lá Đào
Theo các tài liệu cổ của y học cổ truyền, lá đào có vị đắng, tính bình, có dược tính kháng viêm, diệt khuẩn, tránh vi nhiễm và giúp loại bỏ một số bệnh nấm ngoài da như tổ đỉa rất tốt. Bên cạnh đó, lá đào khá lành tính nên dùng được cho người có làn da mẫn cảm mà không lo tác dụng phụ gì hết.
Chuẩn bị:
- 10 lá đào ngâm nước muối loãng 5 phút.
- Rửa sạch và để ráo nước.
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá đào
Thực hiện:
- Cho vào nồi nấu với 1 lít nước trong 10 phút.
- Rồi đổ ra thau, cho thêm 1 lít nước lạnh vào cho bớt nóng.
- Xong bạn dùng nước lá đào để ngâm tay chân.
- Tầm khoảng 20 phút sau thì bạn rửa sạch lau khô lại.
Mỗi 2 ngày bạn thực hiện 1 lần, liên tục trong 3-4 tuần là bạn sẽ thấy rõ được hiệu quả của lá đào, không chỉ sạch mụn li ti, giảm ngứa, ngăn ngừa tổ đỉa tái phát trở lại mà còn giảm mồ hôi dầu khá hiệu quả.
9. Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng Gừng Tươi
Một trong những điều tuyệt vời nhất của củ gừng đó là chứa hoạt chất Zingerone và Gingerol, có tác dụng mạnh trong việc loại bỏ những tác nhân gây viễm nhiễm, biến chứng và nổi mụn nước do vi nấm tổ đỉa tạo nên.
Chuẩn bị:
- 3 củ gừng, gọt vỏ, rửa sạch.
- Cắt thành từng lát nhỏ.
Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng củ gừng
Thực hiện:
- Nấu gừng với 2 lít nước, lửa vừa trong 15 phút.
- Sau đó tắt bếp, đổ ra thau, cho thêm 1-2 lít nước lạnh vào để nhanh bớt nóng.
- Rồi bạn cho tay hoặc chân bị tổ đỉa vào ngâm.
- Chỉ cần ngâm khoảng 20 phút là được.
- Xong rồi bạn lau khô lại.
Do gừng có tính nóng, nên da bạn nào mẫn cảm hạn chế dùng cách này. Nhưng đổi lại bạn chỉ cần dùng 2 ngày 1 lần, đảm bảo vừa hết tổ đỉa, vừa làm dịu nhanh cơn ngứa đang hành hạ bạn, không những thế nó còn chặn đứt nguy cơ lây nhiễm sang vùng khác cực hay.
10. Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng Cây Vòi Voi
Tuy vòi voi có mùi hăng, nhưng đổi lại có tính mát, chống viêm và giải độc tốt, phù hợp với những bạn vừa bị mụn tổ đỉa vừa nhiều vừa to, mà lại da tay khô khốc, ít mồ hôi tay hoặc tuyến bã nhờn thì đây là lựa chọn tốt dành cho bạn.
Chuẩn bị:
- 1 nắm cây vòi voi rửa sạch, để ráo nước.
- 50ml rượu trắng khoảng 40 độ.
- 1 hủ thuỷ tinh.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng cây vòi voi
Thực hiện:
- Cho cây vòi voi vào rượu đậy kín nắp.
- Ngâm trong khoảng 10 ngày.
- Mỗi ngày lấy ra bôi 1-2 lần.
Đảm bảo bị tổ đỉa nhẹ, mồ hôi tay ít thì 1-2 tuần là mụn nhọt và mụn tổ đỉa giảm đi ít nhất cũng 80-90% luôn đấy các bạn. Nhưng để trị tổ đỉa tận gốc, bạn nên kết hợp thêm lá trầu không vào xen kẽ những ngày không áp dụng cách này để trị cho tận gốc nhé.
11. Mẹo chữa bệnh tổ đỉa từ Củ Ráy
Thành phần của củ ráy có chứa chất sapotoxin, đây là độc tính gây cứng hàm, tê lưỡi, ngứa ngáy nên bà bầu, phụ nữ sau sinh, trẻ em và người có làn da mẫn cảm không nên dùng cách này. Nhưng đổi lại, mụn tổ đỉa nhiều cỡ nào, cũng chỉ cần kiên trì dùng củ ráy ngâm chân tay mỗi tuần sẽ giúp loại bỏ mụn, ngăn ngừa viêm tấy và tránh tái phát rất hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 củ ráy gọt hết vỏ ngoài, rửa sạch.
- Cắt thành từng lát mỏng.
Mẹo chữa bệnh tổ đỉa từ củ ráy cho người bị lây lan nhiều
Thực hiện:
- Đun củ ráy với 2 lít nước với lửa vừa, đậy nắp.
- 10 phút sau mở ra, đảo đều và khuấy nhẹ nhàng thêm 5 phút tắt bếp.
- Cho thêm 1-2 lít nước lạnh vào để khỏi phải đợi nước nguội lâu.
- Rồi bạn cho tay chân bị tổ đỉa vào ngâm khoảng 20 phút.
- Xong thì chỉ việc rửa lại bằng nước lạnh, lau khô.
Áp dụng việc ngâm củ ráy trị tổ đỉa này tuần 3 lần, đồng thời để khắc phục tình trạng ngứa ngáy do chàm tổ đỉa gây ra, bạn kết hợp thêm tỏi để bôi giảm ngứa cho mình nhé. Như vậy vừa giúp ngăn chặn mầm bệnh lây lan mà lại còn làm dịu cơn ngứa kinh khủng đang hành hạ bạn nữa.
12. Cách điều trị tổ đỉa bằng Rau Răm
Trong đông y, rau răm có vị cay nhẹ, tính ấm, có thể giải phong hàn, tiêu độc, giảm mụn nước và loại bỏ vi nấm gây ra tổ đỉa khá hiệu quả. Nhưng đổi lại không nên dùng cho bà bầu và người có làn da nhạy cảm, sẽ dễ gây nóng rát da tay và da chân của các bạn đấy nhé.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá rau răm, ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút.
- Rồi rửa sạch lại, cho vào máy xay nhuyễn và vắt nước cốt.
Cách điều trị tổ đỉa bằng rau răm
Thực hiện:
- Bôi trực tiếp nước cốt rau răm lên trên vùng bị tổ đỉa.
- Rồi đắp phủ lớp bã rau răm đã vắt nước cốt lên.
- Để khoảng 25-30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục 2 tuần là bạn nào bị tổ đỉa nhẹ, mới lây lan vài ngón tay thôi hết hẳn luôn đấy.
Cách chữa tổ đỉa tận gốc không tái phát bằng Đông Y
Một trong những nhược điểm của cách trị tổ đỉa dân gian đó là dược tính không đủ mạnh và ổn định, thành ra chỉ hỗ trợ điều trị được tình trạng tổ đỉa nhẹ, còn bạn nào bị tổ đỉa bắt đầu lây lan nhiều và mạnh rồi, nhất là lan cả 2 tay 2 chân thì mẹo dân gian không đủ dược tính để điều trị nữa.
Với công thức gia truyền, được bào chế hoàn toàn bằng các loại thảo dược quý hiếm, thuốc đặc trị tổ đỉa Nam Hoàng chuyên tri tận gốc tổ đỉa bằng cách kích mầm bệnh ẩn trồi lên hết trên bề mặt da, nhờ đó loại bỏ được tận gốc nguồn cơn gây ra tổ đỉa.
Liệu trình điều trị tổ đỉa tận gốc không tái phát trong 8 tuần
Không những thế, trong quá trình sử dụng thuốc bôi, thuốc sẽ tạo ra lớp màn che chắn lên vùng đã từng bị tổ đỉa, nhờ đó phòng tránh tích mầm bệnh tổ đỉa mới từ bên ngoài. Kết hợp với thuốc uống sẽ giúp bạn tạo kháng thể từ bên trong, tránh nguy cơ bùng phát tổ đỉa trở lại sau khi điều trị.
Công dụng của thuốc Nam Hoàng:
- Trị mụn tổ đỉa.
- Tăng tốc quá trình tự vỡ của mụn nước.
- Tránh để lại sẹo thâm sau khi vỡ mụn nước.
- Tránh lây nhiễm mầm bệnh sang các vùng khác.
- Ngăn ngừa biến chứng thành bệnh chàm bội nhiễm.
- Ngăn chặn dịch vàng, mưng mủ, mụn nước sưng phù.
Thành phần an toàn, lành tính:
- Uy linh tiên.
- Mần trầu.
- Hoàng đơn.
- Hùng hoàng.
- Hương nhu.
- Và nhiều loại thảo dược bí truyền khác.
100% an toàn và lành tính cho bà bầu, sau sinh và trẻ em
Tuỳ tình trạng cơ địa từng người, mức độ bị tổ đỉa nặng nhẹ, tổ đỉa trứng sam hay tổ đỉa lây nhiễm, mà liệu trình điều trị dài ngắn khác nhau. Nhưng đảm bảo bị tổ đỉa nhẹ chỉ cần liệu trình 4 tuần là dứt điểm, còn bạn nào bị tổ đỉa nặng, lây lan nhiều, cứ nhắn ZALO 0934.288.144 cho mình, mình sẽ tư vấn liệu trình điều trị rõ ràng và cụ thể cho bạn.
Lưu ý sau khi trị bệnh tổ đỉa
Một trong những điều đáng sợ của bệnh tổ đỉa đó là tái phát. Việc điều trị tổ đỉa thực ra rất đơn giản, chỉ là bạn phải liên tục kích mầm bệnh ẩn, tạo kháng thể thì việc điều trị mới hiệu quả và tận gốc được. Nhưng nếu sau quá trình điều trị, mà bạn vẫn tiếp xúc trở lại với nguồn bệnh, thì việc tích mầm bệnh ẩn mới và bùng phát trở lại là điều bình thường:
- Tránh ăn hải sản, tôm, cua, ốc, cá. Đây là những thứ tích mầm bệnh ẩn, vừa gây tái phát, vừa làm nổi mụn nước nhiều và dầy hơn, không những thế còn ngứa dữ dội.
- Tránh uống bia, rượu, cà phê, nước tăng lực. Việc sau khi uống những thứ này sẽ làm cơ thể của bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, sức đề kháng bị suy kiệt, dẫn đến vi nấm có cơ hội tấn công và bùng phát trở lại.
- Da nhạy cảm cần tránh dùng cách dân gian với muối biển, tỏi, vòi voi, củ ráy và rau răm, để tránh những kích ứng không đáng có nhé.
- Ngoài ra bạn nên thường xuyên giặt khăn tắm của mình, ít nhất là 2 ngày 1 lần, còn ra gối và ra giường thì tối thiểu cũng phải 1 tháng 1 lần thay ra nhé các bạn, tốt nhất là trụng nước sôi sau khi trị tổ đỉa thành công, để tránh mầm bệnh cũ còn tồn đọng.
Như vậy Vabuta đã chia sẻ với bạn tất cả 12 cách trị tổ đỉa bằng dân gian, từ cách phù hợp với da nhạy cảm, đến cách chuyên dùng cho da khô, rồi thậm chí cả cách có tác dụng ức chế tuyến bã nhờn và mồ hôi tay cho người da đầu. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hướng điều trị tổ đỉa phù hợp nhất với cơ địa của mình, chúc bạn thành công.
Bạn có thể tham khảo thêm: Tổ đỉa ở Tay Chân Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: