Một trong những cách giảm ngứa nhanh nhất đó là dùng thuốc bôi trị tổ đỉa, không chỉ thế nó còn giúp kiểm soát mụn nước, ngăn ngừa lây lan cực kì hiệu quả. Trong bài viết này, Vabuta sẽ giới thiệu 11 thuốc bôi trị tổ đỉa phù hợp với từng cơ địa và tiến triển bệnh khác nhau một cách cụ thể. Mời bạn tham khảo chi tiết bên dưới.
Nội Dung Bài Viết
Bệnh tổ đỉa là gì? Có nguy hiểm không?
Trước khi trả lời cho thắc mắc bị tổ đỉa bôi thuốc gì thì hãy cùng tìm hiểu sơ lược về căn bệnh này và tác hại mà nó gây ra. Tổ đỉa là một dạng viêm da với biểu hiện đặc trưng nhất là nổi mụn nước ngứa và nằm sâu dưới da. Bệnh tổ đỉa khởi phát đột ngột và tiến triển dai dẳng cũng như khó điều trị dứt điểm.
Khi xuất hiện, bệnh tổ đỉa thường có triệu chứng ở bàn tay, bàn chân, rìa các ngón chân. Bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính nên bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, người có tiền sử dị ứng cơ địa, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, kim loại… là đối tượng dễ mắc nhất.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không và những biến chứng có thể xẩy ra là gì?
Vậy bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Nếu nói đến nguy hiểm của bệnh tổ đỉa hay không thì bạn nên xác định bạn đang trong giai đoạn nào của tổ đỉa và đã chuyển qua mãn tính hay không mỗi giai đoạn sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau , Nếu tình trạng qua mãn tính thì tổ đỉa Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, tổ đỉa nếu không được điều trị sớm và đúng cách còn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như:
Nguy cơ bội nhiễm da
Đầu tiên, phản ứng của người mắc bệnh tổ đỉa là ngứa – gãi. Chính điều này khiến các đám mụn tổ đỉa vỡ ra, trầy xước, nhiễm khuẩn, sưng tấy, nổi hạch, sốt… Không chỉ có vậy, căn bệnh này còn ám ảnh người bệnh bởi các đám da tổ đỉa có nguy cơ bội nhiễm. Từ đó, gây tổn thương, mụn mủ khó lành, viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết…
Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý
Bệnh tổ đỉa là bệnh mãn tính nên thường phát đi phát lại nhiều lần khiến da dày lên, sần sùi, đổi màu, bong tróc, hỏng móng. Từ đó, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Không những thế, các cơn ngứa dữ dội, cảm giác đau còn khiến người bệnh luôn trạng thái khó chịu. Đồng thời, họ luôn có cảm giác căng thẳng và tự ti trong giao tiếp cũng như cuộc sống hàng ngày.
Tái phát dai dẳng
Đây là căn bệnh khởi phát đột ngột và tiến triển dai dẳng theo chu kỳ. Cứ lần sau sẽ nặng và khó điều trị hơn lần trước nên dễ biến chứng mãn tính và khó có thể điều trị dứt điểm.
Để tránh tái phát, nên kiên đồ tanh, đồ dễ dị ứng, hải sản và bia rượu
Như vậy có thể thấy, không chỉ là căn bệnh ngoài da đơn thuần. Bệnh tổ đỉa nếu không chữa trị sớm và đúng cách còn gây ra nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.
Bị tổ đỉa bôi thuốc gì hiệu quả nhanh nhất?
Hiện nay, bệnh tổ đỉa có nhiều các chữa trị khác nhau, nhưng nếu bạn muốn chấm dứt ngay các triệu chứng thì bôi thuốc là giải pháp nhanh nhất. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cụ thể mà thường bác sĩ sẽ chỉ định bôi loại thuốc phù hợp. Dưới đây sẽ là một số loại thuốc mà các bạn có thể tham khảo.
1. Dùng nước tím pha loãng Jarish, Methylen 1%
Thuốc tím là dạng thuốc dùng ngoài được bào chế ở dạng dung dịch có thành phần chính là Permanganate. Loại thuốc này có tính oxy hóa cao nên có khả năng diệt vi khuẩn, nấm và vi rút. Vì vậy, bạn có thể dùng thuốc tím pha loãng rồi ngâm rửa tay chân sẽ cải thiện được triệu chứng. Đồng thời, cách này cũng giúp tổn thương không bị lan rộng.
Chuẩn bị:
- 1 lọ xanh methylen 1% hoặc Jarish.
- 1 lọ tăm bông gòn.
Cách dùng
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần trị tổ đỉa.
- Lấy tăm bông gòn thấm thuốc rồi thoa lên vùng bị viêm nhiễm.
- Da mẫn cảm thì bôi ngày 1-2 lần.
- Da khô và da hỗn hợp thì bôi ngày 2-3 lần.
Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng với bệnh khi mới khởi phát. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh sát trùng nhẹ. Do đó, với trường hợp nặng sẽ không có tác dụng. Đổi lại những trường hợp bị tổ đỉa nhẹ, mới nổi vài ba hạt mụn nước nhỏ xíu thì thuốc xanh methylen 1% có lợi thế hơn cả, không những chặn đứt nguy cơ lây lan sang các ngón tay khác, mà nó còn làm xẹp mụn nước cực kì hiệu quả luôn đấy các bạn.
Bị tổ đỉa nhẹ chỉ cần bôi thuốc xanh hoặc cồn BSI
2. Sử dụng cồn BSI 1 – 3% khi bị tổ đỉa trên da
Đây là phương pháp được áp dụng khi trên da mới xuất hiện các mụn nước đơn thuần. Cồn BSI 1 – 3% sẽ được sử dụng bằng cách chấm trực tiếp lên các mụn nước. Cách này sẽ giúp giảm đau và kháng khuẩn bằng việc loại bỏ lớp da nhiễm bệnh trên bề mặt, thành ra hiệu quả mang lại cho bạn khá nhanh chóng.
Đó là vì trong còn BSI hoặc cồn ASA đều chứa thành phần Acid benzoic, acid salicylic và lodide có công dụng khử khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rát, sưng tấy, làm mềm da, tránh tình trạng kết vảy bong da và ngăn ngừa nguy cơ lây lan mầm bệnh tổ đỉa sang các vùng khác trên cơ thể rất tốt.
3. Dung dịch bạc nitrat 0.5%
Thông thường, dùng dung dịch bạc Nitrat 0.5% khi trên da mới nổi các mụn nước đơn thuần. Bạn có thể thực hiện bằng cách đổ vào bông gạc rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương. Cách này sẽ giúp làm dịu da, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vùng da điều trị có thể bị biến đổi về màu mắc nếu dùng dung dịch này kéo dài.
Thuốc tím và cồn bsi có thể bào mòn lớp da nhiễm bệnh tổ đỉa trên bề mặt da
4. Thuốc bôi Eosine và Milian trị bệnh tổ đỉa
Đây là thuốc bôi chống nhiễm khuẩn được sử dụng khi mụn nước vỡ. Trong đó, Milian có chứa thành phần chính là Xanh methylen và Tím gentian. Chúng giúp phòng ngừa và điều trị tổn thương da. Còn đối với Eosine cũng có tác dụng tương tự nhưng nhược điểm là có thể làm đổi màu da. Đồng thời, khi gặp ánh mặt trời thì vùng da bôi thuốc sẽ bị tăng độ nhạy cảm.
5. Thuốc bôi chứa Corticoid
Flucinar, Dermovate, Tempovate… là những loại thuốc bôi chứa Corticoid. Chúng thường được chỉ định làm giảm viêm và mụn nước. Bởi trong Corticoid có chứa chống chất viêm mạnh, giảm sưng và giảm ngứa hiệu quả nên khi bôi vào sẽ giảm ngay các triệu chứng này của bệnh.
Chuẩn bị:
- 1 lọ thuốc Flucinar.
- 1 cây tăm bông gòn.
Dồng thuốc bôi trị tổ đỉa chứa corticoid
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần bôi thuốc.
- Xịt 1 ít thuốc ra tăm bông gòn.
- Rồi thoa đều lên vùng da bị nổi mụn nước tổ đỉa.
- Mỗi ngày 1-2 lần là 1 tuần lặn hết mấy mụn nước.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc có chứa Corticoid sẽ làm mỏng da, dày sừng nang lông, phát ban da, giảm sắc tố… Ngoài ra, sử dụng những loại thuốc này dài ngày còn khiến Corticoid thâm nhập vào tuần hoàn máu. Vì vậy, thường chỉ khi bệnh viêm nặng bác sĩ mới chỉ định dùng.
6. Thuốc bôi có tác dụng chống nấm
Bác sĩ thường sẽ kê các toa thuốc bôi chứa các hoạt chất kháng nấm như Ketoconazole, Miconazol, Clotrimazole… khi mắc bệnh do nhiễm nấm. Tuy nhiên, các hoạt chất kháng nấm này sẽ được phối hợp với corticoid để tăng hiệu quả.
Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng chống nấm khá hiệu quả bạn có thể tham khảo:
- Thuốc mỡ Tyrosur.
- Thuốc bôi Bactroban.
- Thuốc mỡ Decocort.
- Thuốc bôi Mupirocin.
Đây là dòng thuốc dành cho những bạn có dấu hiệu lây lan tổ đỉa từ các đầu ngón tay sang lòng bàn tay, mu bàn tay, thậm chí đã bắt đầu có dấu hiệu lây sang cả tay còn lại cùng 2 bàn chân. Nhưng chỉ phù hợp để loại bỏ mụn nước li ti cho bạn mà thôi, còn những trường hợp bị nặng, tích mụn nước sưng to hơn 2-3 cm thì nên đi khám bác sĩ da liễu để có thuốc uống kháng sinh giúp chặn đứt nguy cơ lây lan khi mụn nước vỡ ra bạn nhé.
Các loại thuốc tây chứa thành phần corticoid mang lại hiệu quả nhanh chỉ trong 3-4 tuần
7. Thuốc bôi ức chế miễn dịch trị tổ đỉa
Với một số trường hợp dùng thuốc bôi chứa corticoid không còn hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi ức chế miễn dịch. Thông thường loại thuốc này chứa Tacrolimus được chiết xuất từ Streptomyces tsukubaensis. Chúng sẽ có tác dụng giảm viêm và mụn nước ở da.
Nhưng vấn đề ở chỗ loại thuốc này chỉ được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Đồng thời, liều lượng có thể sử dụng từ 0.03 – 0.1%.
Như vậy với câu hỏi bị tổ đỉa bôi thuốc gì thì các bạn có thể sử dụng những loại thuốc kể trên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và hiệu quả với các trường hợp bệnh mới xuất hiện. Hơn thế, việc sử dụng thuốc Tây y về lâu dài còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh. Vì vậy, tốt nhất để chữa trị bệnh dứt điểm thì các bạn nên sử dụng các phương pháp từ Đông y.
Bị bệnh tổ đỉa nên uống thuốc gì?
Nhiều bệnh nấm ngoài da khác bạn có thể chỉ cần dùng thuốc bôi trị tổ đỉa à được, nhưng bệnh tổ đỉa là bệnh hay tái phát, có rất nhiều mầm bệnh ẩn vì thế bạn nên kết hợp thêm thuốc uống để tăng cường hiệu quả điều trị cho mình. Tuy nhiên, để tránh bị lờn và kháng thuốc thì tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị từ nhẹ đến nặng phù hợp nhất cho mình.
Dưới đây là một số dòng thuốc uống trị tổ đỉa bạn có thể tham khảo thêm:
1. Dòng thuốc corticoid theo đường uống
Dành cho bạn nào bị tổ đỉa nhẹ, cần điều trị nhanh chóng trong 10-12 ngày. Kết hợp kèm với dòng thuốc bôi kháng nấm để giảm ngứa ngáy sẽ mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng và thấy rõ hiệu quả qua từng ngày điều trị của bạn. Nhưng đổi lại nó có một số tác dụng phụ nhất định, thành ra chỉ dùng khi bệnh bắt đầu bùng phát mạnh và cần biện pháp mạnh tay để chặn đứt quá trình này.
Bị tổ đỉa uống thuốc gì giảm ngứa nhanh?
Bà bầu, phụ nữ sau sinh thì không nên dùng dòng thuốc corticoid theo đường uống này, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi và thậm chí là nguồn sữa của các mẹ nữa. Đi kèm với đó bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như loãng xương, đau nhức lưng, tăng lượng đường huyết, viêm loét dạ dày, mỏng da, suy giảm tuyến thượng thận … Thành ra bạn chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định loại thuốc uống corticoid nào dùng được cho tình trạng hiện tại của mình.
2. Dòng thuốc kháng histamine H1
Nhắc đến việc giảm ngứa ngáy dữ dội thì không thể bỏ qua dòng thuốc kháng hoạt chất histamine trong cơ thể, đây là chất chính làm bạn ngứa mỗi khi nắng nóng ra mồ hôi nhiều, nhất là vùng da bị tổ đỉa, nổi mụn nước li ti thì cực kì ngứa. Tác dụng chính của dòng thuốc này chính là kìm hãm hoạt chất histamine ở thụ thể H1, nhờ đó giảm ngứa vừa nhanh vừa hiệu quả chỉ trong 2-3 ngày đầu tiên sử dụng.
Dù rằng dòng thuốc kháng histamine này khá an toàn, lành tính nhưng đi kèm với đó là cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, mất tập trung dù đã uống rất nhiều cà phê, miệng sẽ có cảm giác khô khốc và giảm cảm giác thèm ăn. Thành ra những bạn có dự định lái xe trong ngày thì nên tránh dùng loại này, chỉ nên dùng vào buổi tối trước khi ngủ thôi bạn nhé.
3. Dòng thuốc kháng nấm
Hiểu nôm na kháng nấm có nghĩa là ức chế vi nấm gây bệnh tổ đỉa của bạn phát triển, rồi dùng thuốc bôi loại bỏ nhanh những đốm tổ đỉa hiện đang nổi trên bề mặt da. Phù hợp với những bạn bị tổ đỉa bội nhiễm, mưng mủ, chảy dịch vàng cứ mỗi khi tiếp xúc với nước, dù tối qua đã thấy khô da kết vẩy hết rồi nhưng hôm sau lại bị y như thế, tình trạng này kéo dài suốt 5-7 ngày thì bạn nên lựa chọn dòng thuốc kháng nấm.
Bị tổ đỉa uống thuốc gì khi bị bội nhiễm, chảy dịch?
Tác dụng phụ của dòng thuốc kháng nấm là gây hại đến thận, gan và chức năng tạo máu của cơ thể. Ngoài ra, bạn cần phải tránh uống bia, rượu, cà phê, thuốc tránh thai đường uống và thuốc chống đông warfarin kèm theo nhóm thuốc này. Tác hại là thế nên bạn cần được bác sĩ cho xét nghiệm máu và phê chuẩn trước khi dùng dòng thuốc này.
4. Dòng thuốc kháng sinh toàn thân
Kháng sinh chuyên dùng để chặn đứt tình trạng tổ đỉa tay chân của bạn chuyển biến xấu thành dạng bội nhiễm, gây mùi hôi và mưng mủ cực kì nhiều. Thường thì chúng ta dùng dòng kháng sinh penicillin, ticarcilin hoặc carbenicilin trong khoảng 8-12 ngày để chặn nhanh tình trạng biến chuyển xấu của bệnh.
Nhưng dòng kháng sinh cũng có một số tác dụng phụ nhất định, thành ra bạn cần đi khám bác sĩ để có kết quả xét nghiệm máu. Thông qua đó bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bạn có bị dị ứng với những thành phần như penicillin hay không, nếu có thì bạn sẽ được chuyển sang dùng dòng thuốc Cefixim, cefuroxim, ceftriaxon, cephalosporin …
Ưu nhược điểm của trị tổ đỉa bằng thuốc tây
Hiệu quả cực nhanh, thấy liền hiệu quả chỉ sau 2-3 ngày đầu tiên sử dụng, là ưu điểm đầu tiên của thuốc trị tổ đỉa tây y. Nhưng đổi lại nó chỉ phù hợp sử dụng trong thời gian rất ngắn, thường chỉ tầm 7-14 ngày là tối đa để tránh tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc, chính vì thế thuốc trị tổ đỉa tây y cũng chỉ dùng để trị tổ đỉa dạng nhẹ, mới bắt đầu bùng phát mà thôi.
Do cơ chế chính của dòng thuốc đó là bào mòn lớp da nhiễm bệnh trên bề mặt da, nên mụn nước li ti, ngứa ngáy khó chịu gì cũng sẽ biến mất chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng nhược điểm lại cũng chính từ khả năng bào mòn da này, bạn nào có da mẫn cảm hoặc mỏng rất dễ cảm thấy đau rát kéo dài, càng lúc càng thấy nóng, thậm chí là bỏng da nếu dùng quá liều và dài hơn thời gian quy định.
Còn dòng thuốc uống dù mang lại hiệu quả cực cao, nhưng đều có nhược điểm là dùng sai và quá liều sẽ gây kháng thuốc. Chính vì thế muốn dùng kết hợp thuốc bôi lẫn thuốc uống để trị tổ đỉa, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm và đưa lựa chọn phù hợp nhất cho cơ thể của bạn.
Tóm lại, trị tổ đỉa bằng thuốc tây chỉ trị ngắn hạn, chỉ loại bỏ nấm tổ đỉa trên bề mặt da, còn bạn nào có mầm bệnh ẩn mà cứ tái phát lại hoài thì cần phương pháp khác điều trị hiệu quả và tận gốc hơn cho mình.
Điểm mạnh của thuốc trị tổ đỉa tây y là gì?
Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị tổ đỉa tây y
Để việc điều trị tổ đỉa đạt hiệu quả nhất, bạn nên lưu ý những điều sau để phòng ngừa tình trạng bệnh trở nặng hoặc tái phát trở lại sau khi đã tốn công sức điều trị:
- Nếu ra mồ hôi tay chân, hoặc bám bụi bẩn nhiều thì nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh trước, lau khô rồi hãy bôi thuốc lên.
- Bà bầu, phụ nữ sau sinh, trẻ em và người cao tuổi sẽ có dòng thuốc trị tổ đỉa khác phù hợp hơn, thành ra cần tham vấn bác sĩ xem loại nào phù hợp nhất với mình.
- Hạn chế hành vi bôi cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau lên chỗ bị tổ đỉa, mà cần phải giãn cách ra, ít nhất bôi thuốc A sau 1 tiếng, rửa sạch rồi thì đợi ít nhất 1 tiếng nữa hãy bôi thuốc B.
- Không nên cố gắng bôi quá nhiều 1 ngày, chỉ cần bôi 1-2 lần 1 ngày là vừa đủ.
- Nếu phát hiện bị chàm tổ đỉa bội nhiễm, nổi mụn nước, mưng mủ chảy dịch vàng thì dừng dòng thuốc trị tổ đỉa corticoid lại, nhờ đó sẽ tránh tình trạng biến chứng và lây lan ra xung quanh hiệu quả nhất.
- Nên mang bao tay có độ hút ẩm tốt khi ra đường, để tránh khói bụi bẩn và ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Nên cắt móng tay 2 tuần 1 lần để khi ngứa có gãi cũng công bị trầy xước vùng da bị tổ đỉa.
- Tránh tiếp xúc với hoá chất, làm móng, chất tẩy rửa, xà bông tắm …
- Còn giặt đồ, rửa chén … không thể tránh được thì bạn mang bao tay vào để giảm tổn thương tối đa nhất nhé.
- Kiêng hải sản, đồ tanh như tôm, cua, ốc, cá, thịt vịt …. đây là những món khó tiêu hoá nhưng lại tích mầm bệnh ẩn cực kì nhiều, vì thế nên tránh trong và sau khi trị tổ đỉa.
Dùng thuốc tây trị tổ đỉa chỉ kéo dài trong 2 tuần, nếu thấy tiến triển tốt thì cùng lắm chỉ dùng thêm 2 tuần nữa cho dứt điểm. Nhưng nếu bạn nhận thấy 2 tuần đầu chẳng thấy tiến triển gì thì bạn nên dừng luôn loại thuốc đang bôi.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách nào hiệu quả nhất hiện nay?
Hiện nay, có vô vàn các cách chữa bệnh tổ đỉa khác nhau từ Tây Y đến Đông y. Nhưng theo các chuyên gia, căn bệnh mãn tính này tốt nhất nên dùng thuốc Đông y kết hợp cả trong lẫn ngoài mới mang lại hiệu quả cao.
Nam Hoàng – Thuốc trị tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay giúp giảm ngứa nhanh trong 24 giờ đầu tiên sau khi bôi thuốc. Đồng thời, loại thuốc Đông y này còn có tác dụng làm giảm đau, xẹp mụn nước do tổ đỉa gây ra. Ngoài ra, thuốc bổi trị tổ đỉa Nam Hoàng còn có tác dụng ức chế và làm chậm quá trình phát triển của mầm bệnh tổ đỉa.
Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược và đã được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng kiểm tra là an toàn. Vì vậy, sử dụng thuốc Nam Hoàng không chỉ mang lại hiệu quả nhanh mà còn tuyệt đối an toàn với người sử dụng.
Vậy thuốc bôi Nam Hoàng được bào chế từ những thảo dược nào?
Thuốc Nam Hoàng trị tổ đỉa với thành phần hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên có thể kể đến như: Uy linh tiên, Hùng hoàng, Hoàng đơn, Mần trầu, Hương nhu và nhiều loại thảo dược bí truyền khác.
Chính vì vậy, sản phẩm an toàn cho cả trẻ nhỏ, bà bầu và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, sản phẩm từ thiên nhiên nên hiệu quả đối với mỗi người sẽ dài ngắn khác nhau tuỳ theo cơ địa, tình trạng bệnh và diện tích lây lan của bạn.
Bên cạnh thuốc bôi, nhà thuốc đông y nam hoàng còn có cao bôi và viên uống có tác dụng mạnh hơn cả bên trong lẫn bên ngoài, nhờ đó việc điều trị sẽ hiệu quả và tận gốc hơn. Để biết chính xác tình trạng của bạn cần bao nhiêu liệu trình, bạn nhắn trực tiếp vào ZALO 0765.999.111 cho mình, để mình tư vấn liệu trình điều trị rõ ràng và chính xác nhất cho trường hợp của bạn.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã giải đáp được thắc mắc bị tổ đỉa bôi thuốc gì hiệu quả nhanh và an toàn. Tuy nhiên, tổ đỉa là bệnh mãn tính nên hãy kiên trì chữa trị để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.
Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới chúng tôi sẵn sàng tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn được tham vấn bởi bác sĩ Nguyễn Thịnh.
Có thể bạn tìm hiểu >>> Bệnh tổ đỉa ở trẻ em
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: