Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh nấm da thường gặp ở những nơi có thời tiết nóng, ẩm như Việt Nam. Căn bệnh tổ đỉa này gây ra rất nhiều vấn đề, khó khăn và phiền toái, thậm chí là đến mức ám ảnh người bệnh trông thời gian dài. Mời bạn cùng Vabuta tìm hiểu cặn kẽ dấu hiệu, nguyên nhân, cách trị, thắc mắc thường gặp, cũng như cách phòng ngừa tái phát sau khi điều trị hiệu quả nhất. Xem chi tiết bên dưới:
Nội Dung Bài Viết
- Bệnh tổ đỉa là gì?
- Các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa phổ biến?
- Những thể trạng của bệnh tổ đỉa:
- Phân loại các dạng tổ đỉa thường gặp?
- Những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa là gì?
- Tổng hợp các thắc mắc thường gặp về tổ đỉa?
- Cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả bằng Tây Y:
- Mẹo trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng Dân Gian:
- Thuốc trị bệnh tổ đỉa dứt điểm bằng Đông Y:
- Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa để tránh bị tái phát?
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa (hay còn gọi chàm tổ đỉa) là tình trạng da bị vi nấm tấn công và ủ bệnh sâu bên dưới da trong một thời gian dài. Do đó bệnh thường rất dai dẳng, hay tái phát đi tái phát lại sau một thời gian điều trị. Những mụn nước tổ đỉa gây ra thường mọc sâu vào bên trong lớp bỉu bì trên da của chúng ta , làm cho vùng da bị nổi lên đốm khá cứng . Những hạt này có thể mọc rãi rác hoặc thành từng mảng nhỏ và có thể tái đi tái lại liên tục khi đã điều trị khỏi .
Nơi thường gặp nhất ở bệnh này là bàn tay, bàn chân, lòng bàn tay, ngón tay. Ban đầu phát bệnh chỉ là những đốm mụn nước nho nhỏ không đáng chú ý, việc điều trị cũng đơn giản, dễ dàng. Nhưng dần dần bạn sẽ nhận thấy các mụn nước sẽ tái lại, và nhiều hơn so với lần trước.
Bệnh bùng phát khá ngẫu nhiên, hay tái phát, bị lâu có nguy cơ mãn tính
Các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa phổ biến?
Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa thông thường nhất là tấy đỏ, ngứa, rồi xuất hiện mụn nước đầu trắng hoặc mụ nước nổi hột hột như trứng sam trên các đầu ngón tay và chân.
Việc mụn nước lên nhiều, đôi khi làm bạn rất ngứa ngáy, khó chịu. Khi mụn nước vỡ rất dễ làm da tay của bạn dày lên, nhiều khi còn xuất hiện những vết nứt nẻ.
- Mụn nước đầu trắng li ti (chỉ khoảng 1mm), nhưng xuất hiện nhiều và dày đặc.
- Một số cơ địa thì tích thành những mụn nước to đến 5-7cm.
- Vị trí bị thường ở bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay và chân.
- Mụn thường phải tự chọc mới bễ, còn lại là sẽ khô lại và làm da dầy lên, rất khó tự vỡ.
Mụn nước li ti tựa như trứng sam là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tổ đỉa
Do quá trình hết, rồi tái lại hoài, nên có nhiều cơ địa sẽ rất ngứa, nhưng có cơ địa lại không thấy ngứa gì. Nếu để lâu không điều trị, kết hợp với thói quen ăn uống, vệ sinh không hợp lý, rất dễ làm bệnh bị biến chứng thành bội nhiễm, chảy mủ và ra dịch vàng càng khó chữa hơn.
Những thể trạng của bệnh tổ đỉa:
phụ thuộc vào tổn thương lâm sàng, căn bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể như sau:
- Thể giản đơn: Là thể điển hình cũng như đặc trưng nhất.
- Thể nhiễm khuẩn: Tổn thương na ná thể giản đơn nhưng có kèm theo mụn mủ do bội nhiễm.
- Thể bọng nước: Ở thể này, lòng bàn chân và bàn tay có khả năng xuất hiện các bọng nước to bằng hạt ngô do phản ứng dị ứng hóa chất.
- Thể khô: Tổ đỉa thể khô là thể chứng bệnh vô cùng đặc biệt. Người mắc thể bệnh thường không phải mụn nước khu trú, thay vào đấy làn da có triệu chứng khô, đỏ, rát và tróc vảy. Những dấu hiệu của tổ đỉa thể khô thường nghiêm trọng hơn vào mùa xuân.
Phân loại các dạng tổ đỉa thường gặp?
Theo Vabuta thống kê và ghi nhận, có tổng cộng 5 dạng tổ đỉa khác nhau, tương đương với 3 giai đoạn phát triển của bệnh:
- Giai đoạn mới bùng phát của bệnh tổ đỉa.
- Giai đoạn lây lan rộng hoặc viêm nhiễm nặng hơn.
- Giai đoạn mụn nước tự khô và kết vảy.
Phân biệt tổ đỉa mụn đầu trắng và tổ đỉa dạng mụn ẩn
Trong đó giai đoạn bùng phát, có 2 dạng thường gặp. Còn giai đoạn lây lan cũng có 2 trường hợp xảy ra. Chỉ duy nhất giai đoạn kết vảy thì biến thể nào cũng giống nhau.
Cách chẩn đoán bệnh tổ đỉa đơn giản:
Trong giai đoạn mới bùng phát, rất dễ phân biệt, bạn chỉ cần căn cứ màu sắc của mụn nước là được:
- Mụn nước có đầu trắng, li ti, tỉ lệ tự vỡ cao nếu va chạm nhiều.
- Mụn nước ẩn bên dưới da, nhìn tương tự trứng sam, hầu như không tự vỡ.
Dựa vào đặc điểm mụn nước ở giai đoạn đầu, mà quyết định giai đoạn sau của bạn là lây lan hay bùng phát:
- Nếu là bị mụn đầu trắng, tỉ lệ cao là bạn chỉ bị lây lan nhanh, và rộng.
- Còn mụn ẩn dạng trứng sam, thì nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn rất cao.
Phân biệt tổ đỉa lây lan bình thường và tổ đỉa viêm nhiễm
Điển hình nhất của việc nhiễm nhiễm nặng là các mụn nước to lên, thay vì chỉ 1mm thì các mụn nước gom lại và tích thành những mụn bọc bự đến 5-7cm. Dạng này khá nguy hiểm ở chỗ, tốc độ tích mầm bệnh ẩn hay lây lan sang các vùng xung quanh là cực nhanh.
Còn giai đoạn kết vảy, bong da thì chỉ cần kiêng trì dưỡng ẩm, cung cấp vitamin e và khoáng chất thường xuyên.
Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị trực tiếp:
Lý thuyết thì dù là bị bệnh tổ đỉa ở giai đoạn nào cũng nên đi khám bác sĩ trực tiếp, nhất là những bạn mới ở giai đoạn đầu bùng phát.
Nhưng thực tế, lời khuyên từ Vabuta là nếu bị tích mụn nước to, bạn cần phải đi khám ngay, không nên chần chừ. Vì thuốc kháng sinh có tác dụng nhanh, hiệu quả rõ ràng, tránh cho bạn bị lây lan quá nhanh rất hiệu quả.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa là gì?
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất đa dạng, thường là bị cùng lúc 2-3 yếu tố gây bệnh mới dẫn đến bệnh này bùng phát như vậy. Bạn tham khảo một số nguyên nhân bị tổ đỉa thường gặp:
- Di truyền trực tiếp từ bố, mẹ hoặc di truyền cách đời.
- Công việc áp lực làm stress kéo dài và thường xuyên.
- Môi trường sống tác động như ở gần nhà máy, nhiễm khí thải và nguồn nước bẩn.
Có khá nhiều nguyên nhân không rõ ràng gây nên bệnh tổ đỉa
Bên cạnh những yếu tố khó kiểm soát, thì còn những nguyên nhân có khả năng ảnh hướng tích cực đến việc điều trị tổ đỉa nếu kiêng cử và hạn chế hợp lý.
Đối tượng thường bị nhiễm bệnh tổ đỉa
Ngoài đối tượng bị di truyền ra, thì mẹ bầu là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh tổ đỉa. Việc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch, rồi nội tiết tố và hooc-môn thay đổi đi kèm với các yếu tố phụ khác rất dễ gây ra bệnh tổ đỉa.
Người có tuyến mồ hôi ra nhiều, dễ tích mầm bệnh và vi nấm hơn người bình thường. Giải pháp là bạn phải thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay tiệt trùng và lau khô tay ngày 3-5 lần.
Bà bầu và những ai thích nuôi thú cưng cũng rất dễ bị nhiễm bệnh
Bên cạnh đó còn do nghề nghiệp đặc thù, phải tiếp xúc với hoá chất thường xuyên và lâu dài cũng gây ra bệnh tổ đỉa. Nhất là những bạn có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với hoá chất như nghề làm móng, làm nail.
Một số trường hợp có thói quen nuôi thú cưng như chó, mèo cũng rất dễ gây ra bệnh. Thường thì trường hợp bị lây nhiễm từ chó mèo sẽ bị cùng lúc cả gia đình và lan khá rộng. Tuy nhiên việc điều trị sẽ nhanh và dễ hơn do bệnh bùng phát luôn, chứ không tích lâu như bình thường.
Yếu tố làm tăng tỉ lệ nhiễm bệnh tổ đỉa
Thói quen trong ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tổ đỉa của bạn, trong đó:
- Đồ chứa nhiều chất dị ứng, khó tiêu như hải sản.
- Đồ tanh, dễ gây ngứa như thịt gà, thịt bò, thịt trâu.
- Có vài bạn còn bị đậu nành, đậu phộng ảnh hưởng nếu dùng hơn 5-7 lần mỗi tuần.
Nếu lạm dụng đồ uống chứa chất kích thích như cà phê lâu dài cũng gây bệnh
Đi kèm với đó là đồ uống chứa cồn hoặc nhiều chất kích thích như bia rươu, nước tăng lực. Đây toàn là những nguyên nhân trực tiếp nhất làm tăng tỉ lệ nhiễm và tích mầm bệnh ẩn của bệnh tổ đỉa.
Tổng hợp các thắc mắc thường gặp về tổ đỉa?
Dưới đây là những câu hỏi và thắc mắc mà Vabuta thường được nhận từ các anh chị mắc bệnh tổ đỉa. Sẵn đây bên mình tổng hợp và giải đáp một lượt để các bạn nắm rõ luôn:
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?
Đồ ăn thì căn bệnh này chủ yếu phải kiêng đồ dễ dị ứng, đồ tanh và đồ gây ngứa ngáy. Nhất là những bạn thích ăn thịt gà, thịt bò, thịt trâu, đậu nành, đậu phòng sẽ rất dễ gây ngứa ngáy, đôi khi còn mất ngủ cả đêm do cơn ngứa hành hạ bạn suốt.
Còn đồ uống thì phải kiêng đồ uống chứa cồn và kích thích cao. Không chỉ phải kiêng trong thời gian điều trị, để trị triệt để bệnh tổ đỉa này, bạn cần phải kiêng cử thêm 6 tháng sau quá trình điều trị của mình.
Nói chung bị bệnh tổ đỉa cần kiêng đồ tanh, đồ biển dễ gây dị ứng
Bị tổ đỉa có ngứa không?
Theo ghi nhận thì có nhiều người không thấy ngứa. Nhưng những ai nổi một lượt quá nhiều mụn nước, hoặc ăn quá nhiều đồ dễ gây ngứa ngáy như da gà, da vịt thì tỉ lệ ngứa của bạn là rất cao. Nhưng dù ngứa đến đâu bạn cũng ngứa, tuyệt đối không dùng móng để gãi, mà chỉ dùng phần thịt ngón tay để miết miết cho đỡ ngứa. Nhờ đó sẽ giảm nguy cơ bị trầy, rồi viêm nhiễm và biến chứng nặng hơn, nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn cho bạn.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa không nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến lòng tự tin của bạn khi phải giao tiếp với người đối diện. Nhất là những bạn bị tổ đỉa ở tay, vị trí dễ dàng lộ ra trước mắt người khác như này thì càng khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, chỉ quá trình bị viêm nhiễm, tích mủ nước nhiều và bự là đáng lo lắng nhất, thì các giai đoạn và tình trạng khác chỉ cần điều trị sớm và đúng cách thì không phải lo lắng gì.
Bệnh tổ đỉa có lây không? Di truyền không?
Cơ bản thì bệnh tổ đỉa có lây lan, nhưng chỉ lây lan xung quanh lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, gót chân, lòng bàn chân, kẽ chân, mu bàn chân. Còn lại rất rất hiếm, gần như là không lây sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nhưng vẫn có tỉ lệ nhất định lây lan cho người khác nhé, nhất là bạn nào đang ở giai đoạn viêm nhiểm, chảy dịch vàng hay mưng mủ thì tỉ lệ lây rất cao. Ngoài ra có nhiều bạn thắc mắc bệnh tổ đỉa có di truyền không? Thì xin thưa với các bạn rằng, có nhé. Có thể là sẽ di truyền trực tiếp từ bố hoặc mẹ, cũng có thể là lây lan cách đời từ ông bà, cô, cậu cho bé nữa.
Tuy bệnh này không nguy hiểm, nhưng còn điều trị sớm để tránh lây lan và di truyền cho con
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? Chữa được không?
Bệnh tổ đỉa không tự khỏi, dù bạn thấy mụn trắng hay mụn ẩn sẽ tự teo lại, khô đi. Nhưng thật ra nó đang tích mầm bệnh ẩn và lây lan thêm đấy, không phải tự khỏi đâu nhé các bạn.
Với câu hỏi bệnh tổ đỉa có chữa được không? Tuỳ còn tuỳ, nếu bạn ở giai đoạn đầu thì tỉ lệ chữa dứt điểm là dứt cao, còn nếu bạn đã chuyển sang bội nhiễm, viêm nhiễm thì tỉ lệ tổ đỉa mãn tính sẽ rất lớn, cứ bị tái đi tái lại sau khi điều trị và rất khó dứt điểm.
Để điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa, cần kiêng trì kích mầm bệnh ẩn và tạo kháng thể sau khi điều trị
Bị tổ đỉa bao lâu thì khỏi?
Thường thì giai đoạn đầu của bệnh tổ đỉa chỉ mất 1-2 tuần là khỏi, dù tái phát lại nhưng ở giai đoạn đầu thì cũng chỉ mất tầm đấy.
Nhưng qua giai đoạn lan rộng hoặc viêm nhiễm thì mất tối thiểu cũng phải 4-6 tuần điều trị. Còn bị tổ đỉa mãn tính thì không xác định được cụ thể, mà bạn phải tăng chu kì và tần suất tái phát của nó lên, thì nhờ đó bạn mới đỡ bị bệnh này hành hạ.
Cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả bằng Tây Y:
Khi phát hiện bệnh tổ đỉa sớm, bạn có thể chạy ra tiệm thuốc tây mua 1 trong 4 loại thuốc dưới đây về bôi rất hiệu quả:
- Thuốc trị bệnh tổ đỉa Flucinar.
- Thuốc Tempovate.
- Thuốc Dermovate.
- Thuốc Silkron (còn gọi thuốc 7 màu).
Ưu điểm của thuốc tây là tiện, hiệu quả nhanh, giảm mụn và kết vảy, lành nhanh
Mỗi ngày bạn chỉ cần bôi 2-3 lần, mỗi lần 1 lượng vừa đủ, tránh bôi quá dày. Nếu bạn chỉ bị tổ đỉa nhẹ, thì bôi thuốc chữa bệnh tổ đỉa liên tục 1-2 tuần là bạn thấy giảm hẳn rồi.
Nhưng nếu bạn bị quá nặng, hay bị tái lại thì nên chuyển sang cách dân gian, vì thuốc tây không phù hợp để điều trị quá 4 tuần mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu nhé.
Mẹo trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng Dân Gian:
Còn ưu điểm của những mẹo trị bệnh tổ đỉa bằng dân gian này là an toàn, lành tính, phù hợp để điều trị lâu dài. Không những thế, lá trầu là một trong những cách dân gian hiếm hoi có khả năng kích mầm bệnh ẩn, nhờ thế đây là lựa chọn rất phù hợp với ai bị tổ đỉa lâu năm, tái phát nhiều lần.
1. Chữa bệnh tổ đỉa bằng Lá Lốt:
Lá lốt có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy của mụn nước rất tốt, bên cạnh đó còn làm đỡ ngứa khá hiệu quả do tổ đỉa gây ra.
Hàng ngày chỉ cần đắp lá lốt 2 lần, mỗi lần 30 phút vào buổi sáng và chiều tối
Bạn chỉ cần rửa sạch 3-5 lá lốt (tuỳ diện tích lây lan của bạn), rồi giã cho thật nát và đắp lên vùng bị bệnh tổ đỉa. Mỗi lần đắp khoảng 30 phút là bạn có thể rửa sạch bằng nước ấm, rồi lau khô.
2. Chữa bệnh tổ đỉa bằng Rau Răm:
Rau răm thì phù hợp với ai bị tổ đỉa dạng mụn nước ẩn dưới da hơn, nhất là ai bị như kiểu trứng sam li ti. Do rau răm có tính nóng, sát trùng, giảm viêm nhiễm tốt, nên sẽ tăng tốc quá trình tự vỡ ra của mụn nước, tránh bị tích mầm bệnh ẩn trở lại.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng nước cốt rau răm 3 lần 1 ngày rất hiệu quả
Chuẩn bị 1 nắm lá rau răm, ngâm nước muối khoảng 10 phút, rồi rửa sạch. Sau đó bỏ vào máy xay sinh tố cho nhuyễn, rồi vắt lấy nước cốt, bỏ phần bã đi. Hàng ngày bôi nước cốt rau răm 3 lần vào buổi sáng, trưa và chiều tối.
3. Chữa bệnh tổ đỉa bằng Tỏi:
Còn ai ngứa dữ quá, lây lan ra xung quanh nhiều quá, thì tỏi là lựa chọn tốt dành cho bạn. Trong tỏi chứa khá nhiều allin, có tác dụng giảm sưng tấy, ức chế quá trình lây lan rất tốt.
Tỏi chuyên dùng để giảm ngứa và ức chế mầm bệnh tổ đỉa phát triển
Chuẩn bị 10 tep tỏi, bóc vỏ, đập bẹp và giã cho thật nhuyễn. Sau đó chắt lấy nước cốt tỏi hết, bỏ phần bã. Hàng ngày bôi 3 lần, tránh đắp bã lên sẽ làm phỏng da rất đau rát.
4. Chữa bệnh tổ đỉa bằng Lá Trầu Không:
Trong 4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng dân gian mà Vabuta chia sẻ ở bài viết này, đây là cách hay và phù hợp với ai bị bệnh tổ đỉa lâu năm, nặng, tái phát nhiều lần. Vì khi kết hợp giữa lá trầu không với bồ kết, sẽ sinh ra một số hợp chất giúp kích mầm bệnh ẩn của bệnh tổ đỉa trồi lên, nhờ vào đó việc điều trị của bạn sẽ dứt điểm hơn, mà đỡ bị tái phát nữa.
Chuẩn bị: 10 lá trầu với 10 quả bồ kết, nấu với 2 lít nước cho sôi lên, rồi đổ ra thau nhỏ. Đợi bớt nóng chút rồi ngâm ngập tay hoặc chân bị tổ đỉa 20 phút.
Lưu ý là việc ngâm kích mầm bệnh chỉ thực hiện 2-3 lần 1 tuần, liên tiếp 4-6 tuần
5. Dưỡng ẩm bệnh tổ đỉa kết vảy, bong da bằng Dầu Oliu:
Đối với bạn nào đã chuyển sang giai đoạn kết vảy, khô da, thì việc dưỡng ẩm là điều cần thiết cần sớm thực hiện. Nhờ quá trình dưỡng ẩm, sẽ giảm thiểu tối đa cảm giác đau rát, và ngứa ngáy cho đợt da non mới sinh ra.
Dầu oliu để dưỡng ẩm ngày 2 lần cho giai đoạn kết vảy, bong da
Bạn có thể dùng dầu oliu, dầu dừa hoặc giấm táo để dưỡng ẩm cho mình, mỗi ngày chỉ cần thực hiện 2 lần, sáng và tối là được. Còn khi đang có mụn nước thì có thể dừng, rồi dùng tiếp 1 trong 3 cách trị bệnh tổ đỉa dân gian ở trên để bôi.
Thuốc trị bệnh tổ đỉa dứt điểm bằng Đông Y:
Thuốc trị bệnh tổ đỉa Nam Hoàng được chiết xuất hoàn toàn bằng thảo dược, đây là những thảo dược quý hiếm, có tác dụng chính là kích mầm bệnh ẩn và tạo kháng thể. Nhờ thế việc điều trị của bạn sẽ đạt kết quả cao và tránh bị tái phát sau khi dừng thuốc.
Công dụng kích mầm bệnh ẩn và tạo kháng thể của thuốc nam hoàng
Bên cạnh đó, thuốc còn hỗ trợ giảm ngứa ngáy do quá trình bể mụn nước, kết vảy rồi lên da non. Đi kèm với việc ức chế tốc độ phát triển của mầm bệnh, nhờ đó giảm hẳn tốc độ lây lan của bệnh tổ đỉa.
Với lại thuốc được bào chế bằng thảo dược lành tính như:
- Uy linh tiên: vị cay, tính ôn, kháng viêm, trực khuẩn, trừ nấm, khử độc.
- Mần trầu: vị ngọt, tính bình, tiêu viêm, trừ nấm, giải độc, lành sẹo.
- Hùng hoàng: muối khoáng thiên nhiên có tác dụng giải độc, tiêu nấm, sát trùng.
- Hoàng đơn: vị cay, tính lạnh, trừ nhiệt độc, sát khuẩn, trừ phong ngứa.
- Hương nhu: vị cay, tính ôn, giải nhiệt, thanh độc, kháng khuẩn, tiêu nấm.
- Và nhiều thảo dược bí truyền khác của đông y nam hoàng.
Thuốc đã được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng kiểm tra thành phần
Mỗi liệu trình điều trị bao gồm 4 lọ thuốc bôi, tương đương với 4-6 tuần điều trị. Do mỗi người mỗi cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau, có gì bạn cứ nhắn trực tiếp ZALO 0765.999.111 cho mình, để mình kiểm tra và tư vấn liệu trình rõ ràng nhất dành riêng cho bạn.
Bạn có thể tải trực tiếp ứng dụng SCAND AND CHECK của Bộ Y Tế về, qua đó bạn có thể tự kiểm tra xem thuốc đã được cấp phép lưu hành trên thị trường hay chưa bạn nhé.
Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa để tránh bị tái phát?
Phòng ngừa là việc cần thiết bạn cần phải làm nếu bị bệnh tổ đỉa, nhờ thế sau khi hết bệnh, bạn mới giảm tối đa nhất có thể nguy cơ tái phát lại cho mình.
Đối với ăn uống thì bạn chú ý:
- Bổ sung nhiều chất xơ, rau, củ, quả và các loại vitamin mỗi ngày.
- Nên uống nước đầy đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Nên tránh rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực …
- Nên kiêng đồ tanh, đồ ăn dễ dị ứng như hải sản, đồ biển.
- Tuỳ cơ địa mỗi người mà món nào ăn thấy ngứa, nên hạn chế luôn.
Nên mang bao tay khi phải rửa chén, hay giặt đồ, nhất là khi dùng thuốc tẩy
Tránh tiếp xúc và ngâm nước quá nhiều lần 1 ngày. Nên tập thể thao hay ít nhất là chạy bộ hoặc hít đất mỗi ngày, nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm tối thiểu nguy cơ bị tích mầm bệnh ẩn rất đáng kể.
Như vậy Vabuta đã tổng quan hết tất cả các thông tin về bệnh tổ đỉa để các bạn tham khảo. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn thêm, bạn cứ nhắn và gửi hình trực tiếp vào ZALO 0765.999.111 cho mình, để qua đó mình dễ tư vấn liệu trình điều trị, cũng như kiêng cử trong và sau khi điều trị rõ ràng nhất cho bạn.
Phía trên là những thông tin cần thiết về bệnh tổ đỉa mong rằng sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới chúng tôi sẵn sàng tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: