Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một loại bệnh viêm da gây nên những tổn thương khiến trẻ quấy khóc làm bạn lo lắng. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm loại bệnh tổ đỉa này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Vabuta tham vấn sức khoẻ bởi bác sĩ Nguyễn Thịnh nhé Và tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khoẻ của trẻ đang mắc bệnh gây khó chịu cho trẻ nhá .
Nội Dung Bài Viết
Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em được hiểu là tình trạng viêm nhiễm vùng thượng bì da khiến bé quấy khóc, khó chịu và ngứa ngáy. Đây là một trong những bệnh bạn không nên chủ quan vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ em, sau đây là một vài nguyên nhân cơ bản:
Yếu tố di truyền gây bệnh tổ đỉa ở trẻ em : Theo các chuyên gia sức khỏe, người mẹ trong quá trình mang thai nếu mắc bệnh tổ đỉa có thể di truyền sang con khoảng 8%. Con số này tuy không lớn nhưng không có nghĩa là bạn chủ quan với sức khỏe của con.
Ngoài ra, trong gia đình cả bố và mẹ đều mắc bệnh tổ đỉa thì tỉ lệ di truyền sang con lên đến 41%. Điều đó có nghĩa là, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Nó là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em.
Trẻ sơ sinh bị tổ đỉa thường do di truyền, còn trẻ trên 4,5 tuổi thường do dị ứng mà ra
Bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ do dị ứng thời tiết, thực phẩm : Làn da của trẻ nhỏ dễ bị tổn thương đặc biệt là thời tiết thay đổi thất thường. Hanh khô, ẩm mốc là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, những trẻ có làn da nhạy cảm sẽ dễ bị mắc bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý nên tránh cho trẻ dùng những loại thực phẩm dễ kích ứng da như hải sản,…Những loại thực phẩm đó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em.
Bệnh tổ đỉa còn do một số nguyên nhân khác như: trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với lông động vật nuôi, phấn hoa, môi trường bụi bẩn,…Đặc biệt, sử dụng những loại sữa tắm, chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân gây bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Tổ đỉa là một bệnh tương đối nguy hiểm nếu phụ huynh chủ quan sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của trẻ em. Trường hợp nặng có thể khiến trẻ phải đối mặt với các nguy cơ bội nhiễm, viêm mô tế bào, nổi bạch huyết,…Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ em các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm để kịp thời đưa con đi thăm khám:
- Xuất hiện các mụn nước trên da: Trẻ nổi những mụn nước li ti màu trắng đục, kích thước của những nốt mụn từ 1-2mm. Chúng không giống như mụn trứng cá, nó rất khó vỡ và mọc thành từng đám một. Khi sờ vào cảm giác nổi cộm trên da bé. Chỉ khi các nốt mụn xẹp đi thì nó mới chuyển sang màu vàng.
- Vị trí của các nốt mụn: Trẻ em bị bệnh tổ đỉa thường nổi mụn ở bàn tay, bàn chân và một số bộ phận nhạy cảm khác như nách hoặc bẹn. Chúng mọc thành cụm nhìn rất mất thẩm mỹ.
- Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và thường xuyên gãi vào những vùng da nổi mụn đó khiến chúng lan ra.
- Làn da đỏ tấy: Khi trẻ gãi sẽ khiến vùng da sưng tấy. Nếu thường xuyên gãi có thể gây lở loét và làm tổn thương vùng da đó.
- Trong một số trường hợp nặng, bệnh tổ đỉa có thể khiến trẻ nóng sốt, quấy khóc,…
Mụn nước li ti đầu trắng hoặc ẩn dưới da như trứng sam là dấu hiệu tổ đỉa ở trẻ em
Tổ đỉa ở trẻ em có nguy hiểm không ?
Vabuta xin giải đáp bệnh tổ đỉa ở trẻ em có nguy hiểm không để các mẹ rõ ràng, nhằm có giải pháp phù hợp nhất để phòng ngừa và tránh để bệnh tổ đỉa ở trẻ bị biến chứng nặng hơn và để lại sẹo sau khi điều trị cho bé. Thường thì bệnh tổ đỉa ở trẻ em không nguy hiểm nhé các mẹ, nó chủ yếu chỉ làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn nước đầy tay, làm người đối diện dễ phản cảm, nói ra nói vào làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ, cũng như dễ làm trẻ mất tự tin mà thôi chứ không gây ra những vấn đề gì nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Nếu phát hiện tổ đỉa ở trẻ, không nên cho trẻ ăn tôm, cua, ốc cá nhé các mẹ
Đối với ăn uống thì các mẹ chịu khó cho bé kiêng cử:
- Đồ biển như hải sản, tôm, cua, ốc, cá biến.
- Đồ tanh như cá sông, cá đồng, cua sông, vịt, trứng vịt, ếch, lươn.
- Còn gà, bò, trâu, dê mà bé ăn vào 2-3 ngày sau không ngứa cứ để bé ăn bình thường.
- Kiêng thêm mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc …
- Một số bé dị ứng với cà phê sữa, cà phê đen và nước tăng lực, hoặc chất bảo quản trong sữa đậu nành đóng chai.
Nói chung thì bệnh tổ đỉa ở trẻ em có nguy hiểm không? Xin nhắc lại lần nữa, hoàn toàn không nguy hiểm nhé các mẹ, chỉ cần chịu khó kiêng cử những món trên, và tránh cho bé ngâm nước hoặc nghịch bẩn, đồng thời kết hợp dưỡng ẩm da tay, da chân thường xuyên cho bé bằng dầu dừa, tinh dầu oliu, hoặc kem dưỡng ẩm để tránh bị khô, bong tróc nhiều và bé đỡ bị đau rát do phải thay da quá nhiều lần là được.
Điều trị tổ đỉa bằng thuốc tây y
Con ngứa ngáy, quấy khóc khiến mẹ vô cùng lo lắng. Nên xác định sớm bệnh tổ đỉa đề có phương hướng điều trị dứt điểm. Nếu phát hiện trẻ bị tổ đỉa bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây sau:
Dùng tây y luôn là cách chọn của mọi bật phụ huynh khi biết trẻ bị tổ đỉa , vậy bạn có thể chọn những loại thuốc nào để có thể trị an toàn cho trẻ mà không bị kích ứng da , được bác sĩ Nguyễn Thịnh chia sẽ như sau , và lưu ý bạn nên tham vấn từ bác sĩ để không sinh ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc tây y để tri tổ đỉa cho trẻ nha .
Thuốc 7 màu điều trị tổ đỉa ở trẻ em
Thuốc silkron có tên gọi thông thường là thuốc 7 màu. Đây là loại thuốc có chứa corticoid. Nó có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh tổ đỉa khiến trẻ không còn cảm giác ngứa ngáy trên da.
Cách dùng: Bạn sử dụng một lượng nhỏ thuốc 7 màu thoa đều lên vùng da bị tổ đỉa của con trẻ. Ngày 3 lần bôi cho con, thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần các nốt mụn sẽ biến mất. Con sẽ không còn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu nữa.
Mỗi ngày chỉ cần bôi 1-2 lần, liên tục trong 3-4 tuần là khỏi bệnh tổ đỉa ở trẻ em dạng nhẹ
Trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng thuốc Nizoral
Nizoral cũng là thuốc bôi có tác dụng trị tổ đỉa như silkron. Nó đặc trị tổ đỉa ở lòng bàn tay và bàn chân khá tốt. Dùng Nizoral các nốt mụn nước sẽ bị xẹp và không lây lan sang những vùng da khác.
Thuốc bôi Nizoral trị tổ đỉa
Sử dụng Nizoral 2 đến 3 lần bôi mỗi ngày. Trước khi bôi bạn có thể dùng nước ấm để vệ sinh vùng da bị tổn thương ở trẻ. Thực hiện liên tục trong một tuần khả năng khỏi bệnh sẽ rất cao.
Cách trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng Dân Gian:
Làn da trẻ khá nhạy cảm, vì vậy có một số loại thuốc tây có chứa những thành phần gây kích ứng da như corticoid, chất kháng viêm, nhược điểm của những chất này là không phù hợp dùng lâu dài cho trẻ, nhất là trường hợp nào phải điều trị trên 4 tuần là khôn nên dùng thuốc tây. Để yên tâm hơn, các bậc phụ huynh có thể dùng các bài thuốc dân gian sau vừa lành tính, vừa không có độc tố, mà lại dễ dàng áp dụng tại nhà:
- Bài thuốc từ lá trầu không và rau răm.
- Lá khế.
- Lá bàng.
1. Dùng Lá Trầu Không và Rau Răm trị tổ đỉa cho trẻ:
Trong đông y, lá rau răm có tác dụng ức chế vi nấm hình thành tổ đỉa ở trẻ em rất tốt, bên cạnh đó còn hỗ trợ giảm ngứa ngáy do mụn nước trồi lên, giảm đau rát khi mụn nước vỡ ra rất hiệu quả. Còn lá trầu không có khả năng giảm chu kì tái phát của bệnh tổ đỉa, đồng thời kích mầm bệnh ẩn trồi ra triệt để hơn, nhờ đó việc điều trị tổ đỉa cho trẻ mới tận gốc mà không lo tái phát lại nữa.
Chuẩn bị như sau:
- 10 lá trầu không.
- 1 nắm lá rau răm.
- Ngâm cả 2 loại trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
- Rửa sạch và để ráo nước.
Cách thực hiện:
- Giã nát hoặc vò hai lá này trước khi cho vào nước đun sôi.
- Khi nước sôi, để nguội rồi dùng để ngâm vùng da trẻ bị tổ đỉa.
- Ngâm trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Có thể lấy bã đắp lên vùng da bị tổn thương để nhanh lành.
Việc dùng lá trầu với bồ kết này ngâm để điều trị tổ đỉa ở tay chân nên được thực hiện 3-5 lần mỗi tuần, do dược tính kích mầm bệnh ẩn cần thực hiện từ từ từng chút một, tránh dùng quá nhiều dễ kích quá nhiều mụn nước, làm đau rát và gây ngứa ngáy nhiều về đêm cho bé lắm nhé các mẹ. Đổi lại hiệu quả từ lá trầu kết hợp với rau răm rất tốt, vừa giảm ngứa, tránh bị viêm nhiễm biến chứng, đã vậy còn hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh này cho bé nữa, các mẹ ráng kiêng trì áp dụng từ 6-8 tuần là đã bắt đầu thấy rõ kết quả điều trị rồi nhé.
Kết hợp lá trầu với rau răm khá nóng, nên chỉ cần thực hiện 3-5 lần 1 tuần là được
2. Chữa tổ đỉa ở tay chân cho trẻ bằng Lá Khế:
Ít ai ngờ lá khế có thể chữa mẫn ngứa và tình trạng khô da, kết vảy của bệnh tổ đỉa ở trẻ em như thế này, vì cơ bản là lá khế quá dễ tìm kiếm, rất đỗi quen thuộc với hầu hết mọi người., bạn chỉ cần ra chợ là nhiều khi tìm được rồi. Trong y học cổ truyền từ xưa truyền lại, thì lá khế có tính bình, mát, ôn sinh, nhờ đó giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn rất hiệu quả cho những ai bị bệnh tổ đỉa như thế này.
Chuẩn bị như sau:
- 1 nắm lá khế ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
- Rồi rửa sạch, để ráo nước.
- 1/2 quả chanh, cắt đôi ra.
Cách thực hiện:
- Cho lá khế ra cối và giã nhuyễn.
- Xong thì vắt nước cốt chanh vào, trộn đều.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng tổ đỉa cho trẻ em, rồi lấy khăn sạch lau khô.
- Đắp trực tiếp lá khế đã chuẩn bị lên,
- Tầm 50-60 phút sau bạn rửa sạch lại cho bé bằng nước ấm.
Mỗi ngày các mẹ có thể thực hiện từ 1 đến 3 lần cho bé, nếu trường hợp thấy da tay, da chân bé khô dữ quá, các mẹ hãy kết hợp thêm dầu dừa bôi mỗi ngày 1 lần để dưỡng ẩm cho bé nhé. Kiêng trì thực hiện 3-4 tuần là các mẹ thấy mụn nước giảm hẳn và tự khô mài, kết vảy, bong da mà lại không gây đau rát gì cho bé cả ác mẹ ạ.
Lá khế đỡ nóng hơn, nên có thể đắp trực tiếp 1-3 lần cho bé
3. Điều trị bệnh tổ đỉa tay chân cho trẻ bằng Lá Bàng:
Không chỉ y học cổ truyền cho rằng lá bàng có thể điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ, mà theo kết quả nghiên cứu của y học phương tây cũng cho ra kết luận tương tự. Vì trong lá bàng có chứa tanin, sponin, flavonoid, phytosterol, đây là những chất thường gặp trong thuốc tây, nhưng an toàn, lành tính hơn nhiều, có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, săn se niêm mạc, đẩy mủ dịch ra ngoài, giảm cơn ngứa rát khó chịu và kìm hãm sự phát triển của bệnh tổ đỉa.
Chuẩn bị như sau:
- 10 lá bàng rửa sạch, để ráo nước.
- 1/2 muỗng muối hột.
- 1 khăn sạch.
Cách thực hiện:
- Bắt 1 lít nước lên nấu và cho lá bàng, muối hột vào, đậy kín nắp.
- Nấu tầm 10-15 phút nước sôi, chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp.
- Đổ ra thau, để 15 phút sau cho nước nguội bớt.
- Rồi dùng khăn sạch nhúng nước lá bàng này vệ sinh vùng da bị tổ đỉa ở trẻ.
- Xong thì chườm khăn lên trực tiếp 15-30 phút.
- Rồi chỉ việc vệ sinh sạch sẽ lại, lau khô là được.
Hàng ngày thực hiện từ 1 đến 2 lần để cho kết quả điều trị bệnh tổ đỉa tay chân hiệu quả nhất, bên cạnh đó các mẹ cần bôi thuốc thường xuyên nhắm tạo kháng thể và kích mầm bệnh ẩn lên liên tục, nhờ đó việc điều trị cho bé mới đạt hiệu quả lâu dài, tận gốc được nhé các mẹ. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn thêm, các mẹ cứ chụp hình và gửi ZALO 0934.288.144 cho mình, để mình tư vấn về liệu trình điều trị dứt điểm cho bé cụ thể nhất cho các mẹ.
Nấu lá bàng để vệ sinh vùng da bị tổ đỉa cho trẻ nhỏ
Lưu ý quan trọng khi trị tổ đỉa cho trẻ nhỏ
Hầu hết trẻ nhỏ đều có làn da khá mẫn cảm với các thành phần của thuốc tây, nhất là những trẻ dưới 12 tháng tuổi thì tỉ lệ tăng cao rất nhiều, chính vì thế những bé ở độ tuổi này đều rất ít được bác sĩ cho phép sử dụng thuốc tây, thành ra bạn nên tham vấn bác sĩ trước để xem có loại thuốc nào lành tính hơn cho bé không nhé.
Ngoài ra các mẹ nên lưu ý một số điều sau khi trị tổ đỉa cho bé:
- Ít nhất những trẻ bị tổ đỉa trên 5 tuổi hãy cho dùng silkron, nizoral.
- Việc vệ sinh hàng ngày của bé nên lưu ý, tránh để bé nghịch bẩn, ngâm tay chân trong nước quá lâu sẽ làm việc nhiễm, biến chứng nhiều hơn, khó điều trị hơn đấy các mẹ.
- Thường xuyên nhắc trẻ tránh gãi làm bong tróc mụn nước rồi trây ra các vùng khác gây lây lan khắp cả tay lẫn chân.
- Khi phát hiện bé bị nổi tổ đỉa những đốm đầu tiên, việc cần làm đầu tiên là khống chế cơn ngứa, ngăn chặn lây lan ra các vùng xung quanh.
- Việc ăn uống thì tránh cho bé ăn hải sản, tôm, cua, ốc, cá biển (đây là những món trực tiếp làm bệnh tình trở nặng hơn, tái phát dữ hơn, lây lan và biến chứng cao hơn rất nhiều so với thông thường).
- Khăn tay, khăn mặt, khăn tắm của bé nên giặt ít nhất 1 lần 1 ngày, nên dùng các loại nước giặt lành tính, ít chất tẩy rửa và dịu nhẹ ít gây kích ứng da cho bé nhé các mẹ.
- Nếu được trong thực đơn hàng ngày của bé, các mẹ ráng phối trộn thêm vài tép tỏi, rau, củ, quả để tăng cường chất xơ và những khoáng chất cần thiết cho bé, nhờ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé lên từ từ nha các mẹ.
Ngoài ra, những bé nào có mồ hôi tay, mồ hôi chân nhiều, nhất là những bạn nào sống ở nơi có thời tiết nắng nóng thì nên cho bé thường xuyên lấy khăn tay sạch lau khô nhé, hoặc mua sẵn phần phấn rơm cho bé chấm vào một ít mỗi khi ra mồ hôi để tránh càng ra mồ hôi tay lên các đốm tổ đỉa thì bé lại càng ngứa hơn nha các mẹ.
Cách phòng bệnh trẻ em bị tổ đỉa như thế nào ?
Bên cạnh việc lưu ý bệnh tổ đỉa cần kiêng cử món gì (các mẹ kéo lên trên, phần bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không, mình có liệt kê những món cần phải kiêng để các mẹ tham khảo), các mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày cho bé, nhờ đó giảm tình trạng tích thêm mầm bệnh ẩn mới, hoặc giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm, hoặc làm chu kì tái phát bệnh chậm dần dần rồi dứt hẳn không tái lại nữa.
Cần kết hợp bôi diệt nấm tổ đỉa, tắm kích mầm bệnh ẩn và tạo kháng thể tổ đỉa cho bé
- Sau khi hết bệnh tổ đỉa ở trẻ em, nên kiêng cử thêm 6-7 tuần nữa cho dứt hẳn mầm bệnh ẩn.
- Tránh cho bé dùng trực tiếp xà bông cục, mà thế thành sữa tắm tự nhiên, lành tính.
- Tránh để bé tiếp xúc với hoá chất thường xuyên và nhiều trong thời gian dài.
- Tránh để bé ngâm hoặc nghịch nước bản quá lâu, cần lau khô tay, vệ sinh sạch sẽ.
- Da tay khô, kết vảy, bong vảy nhiều nên dưỡng ẩm bằng dầu dừa, dầu cám gạo, dầu oliu.
- Nên nấu và ngâm lá trầu, bồ kết mỗi tuần 2 lần để kích mầm bệnh ẩn ra.
- Nên bôi thuốc tạo kháng thể, nhờ đó mới tránh bị tái phát đi tái phát lại.
Trên đây là tất tật và bệnh tổ đỉa ở trẻ em Đây là loại bệnh rất hay gặp khi thời tiết thay đổi thất thường. Vì thế, mẹ cần trang bị những kiến thức tốt để giúp trẻ mau lành bệnh. Chúc bạn thành công!
Có thể bạn tìm hiểu >>> Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: